Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Cốc thủy tinh có mỏ có vạch chịu nhiệt - 50, 100, 250, 500, 1000, 2000 và 5000 ml - TQ - Dụng cụ phòng thí nghiệm

Cốc thủy tinh có mỏ có vạch chịu nhiệt - 50, 100, 250, 500, 1000, 2000 và 5000 ml - TQ - Dụng cụ phòng thí nghiệm
http://vietnamchemtech.com.vn/chitietSP.asp?id_pro=2159

Cốc thủy tinh có mỏ chịu nhiệt
Trong các phòng thí nghiệm, cốc thủy tinh có mỏ được sử dụng rất nhiều để làm thí nghiệm. Các cốc này có chia vạch thể tích nhưng độ chính xác rất thấp, không sử dụng chúng để xác định thể tích chính xác. Có thể được dùng để chứa đựng các dung dịch, để pha hóa chất, thực hiện phản ứng
Các cốc loại này có thể chịu được nhiệt đun nóng có thể lên tới 200 - 300 0C khi thực hiện các thí nghiệm, phản ứng cần gia nhiệt. Các cốc này thường được dùng để phân hủy mẫu, đun nóng dung dịch mẫu, hóa chất. Nhìn chung, dụng cụ thủy tinh cũng như các cốc thủy tinh có mỏ này có thể chịu tốt axit (trừ axit HF), chịu kiềm tương đối tốt, tuy vậy nếu dùng để đựng các dung dịch kiềm đặc trong thời gian dài (từ vài tuần trở lên) có thể sẽ bị mờ đục.
Cần phải chú ý là khi đun nóng xong không được đặt ngay cốc xuống mặt nền đá lạnh, bởi dễ gây ra nứt vỡ cốc.
Có nhiều loại cốc thủy tinh với thể tích khác nhau như 50, 100, 250, 500, 1000, 2000 và 5000 ml
Đóng gói:
Cốc 50ml: 240 cái/thùng
Cốc 100ml: 240 cái/thùng
Cốc 250ml: 120 cái/thùng
Cốc 500ml: 60 cái/thùng
Cốc 1000ml: 36 cái/thùng
Cốc 2000ml: 24 cái/thùng
Cốc 5000ml: 6 cái/thùng

Bình tam giác không nút mài và có nút mài - 50,100,250,500,1000,2000,5000ml - TQ - Dụng cụ phòng thí nghiệm và máy sản xuất hóa chất

Bình tam giác không nút mài và có nút mài - 50,100,250,500,1000,2000,5000ml - TQ - Dụng cụ phòng thí nghiệm và máy sản xuất hóa chất
http://vietnamchemtech.com.vn/chitietSP.asp?id_pro=2172


Bình tam giác (bình nón)
Bình tam giác là bình có hình nón, cổ bình hẹp, đáy phẳng rộng và còn được gọi là
bình nón. Bình tam giác có thể được chế tạo bằng thủy tinh thường hoặc thủy tinh chịu nhiệt.
Bình tam giác thường được sử dụng để chứa đựng dung dịch hóa chất, dùng để chứa mẫu cho phép chuẩn độ hóa học, thực hiện các phản ứng, đôi khi còn thích hợp cho các phản ứng cần xúc tác nhiệt độ (phá mẫu).
Bình tam giác thường có thể tích từ 50ml đến 5 lít tùy theo nhu cầu sử dụng cho thí nghiệm để chọn loại bình thích hợp. Bình tam giác được chia làm 2 loại chính: loại bình không có cổ mài nhám và loại bình có cổ mài nhám, có vạch định lượng và không có vạch định lượng.

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Bút đo pH 1-14 điện tử cầm tay - pH - 1-14 - TQ - dụng cụ đo pH dung dịch và nước

Bút đo pH 1-14 điện tử cầm tay - pH - 1-14 - TQ - dụng cụ đo pH dung dịch trong quá trình trích ly kim loại khai khoáng
http://vietnamchemtech.com.vn/chitietSP.asp?id_pro=2139

Mô tả sản phẩm:

Kiểm tra pH trong môi trường nước mặn và nước ngọt:
Rất tiện lợi kiểm tra pH cho các nguồn nước sinh hoạt, nước bể bơi, (ao nuôi trồng thuỷ sản, bể cá cảnh, bể thủy sinh và các nguồn nước, dung dịch khác). Được dùng nhiều trong xử lý các nguồn nước thải công nghiệp, dễ thay pin và các linh kiện.
Đặc tính kỹ thuật

pH ATC
Khoảng đo
0.0 ~14.0 pH
Độ phân giải
0.1 pH
Độ chính xác
v
Hiệu chuẩn
1 điểm pH7, vít vặn
Màn hình
8mm LCD
Chức năng giữ kết quả đo

Chống vô nước
Nếu lỡ rơi vào nước, bút có khả năng nổi trên mặt nước cho phép lấy ngay ra để giảm thiểu bị ngấm nước.
Chống va đập
Đầu điện cực được thiết kế đặc biệt giảm thiểu hư hỏng do những va đập nhẹ.
Pin
4 pin 1,5 V. Sử dụng được khoảng 150 giờ (liên tục).
Độ bền điện cực:
khoảng 365 lần test
Kích thước
180mm x 32mm x 15mm
Khối lượng
70g
* Bảo hành: 6 tháng
Hướng dẫn sử dụng:
Pha dung dịch chuẩn độ pH 4, 7: Chuẩn bị bình định mức 250ml và 250ml nước cất. Cho vào bình định mức 125ml nước cất, cắt gói pH bufer 4,7 rắc hết vào bình định mức 250ml và cho nốt phần nước cất còn lại cho đến vạch định mức 250ml. Lắc đều cho tan và để yên sau 1h thì có thể mang ra sử dụng.

Chuẩn pH:
  • Lắc nhẹ bút đo trước mỗi lần sử dụng
  • Mở nắp bảo vệ điện cực
  • Bật nguồn (nút ON/OFF)
  • Nhúng đầu điện cực của bút vào dung dịch chuẩn pH7, lắc nhẹ để bọt khí không bám trên đầu điện cực, không nhúng bút trong dung dịch ngập quá vạch quy định trên thân bút.
Đối với bút pH ATC:
Đợi giá trị trên màn hình ổn định, nếu giá trị trên màn hình khác với giá trị của dung dịch chuẩn, dùng tua vít nhỏ (kèm theo) để chỉnh vít nhỏ phía sau máy sao cho giá trị pH trên màn hình trên màn hình là pH 7.0.
  • Rửa sạch đầu điện cực.
Đối với bút pH ATC:
  • Nhấn nút ON/OFF để thoát khỏi chế độ chuẩn, chuyển sang chế độ đo.
  • Rửa sạch đầu điện cực.
* Đo pH của một dung dịch:
  • Lắc nhẹ bút đo trước mỗi lần sử dụng
  • Mở nắp bảo vệ điện cực
  • Bật  nguồn (nút ON/OFF)
  • Nhúng đầu điện cực của bút vào dung dịch cần đo, lắc nhẹ để bọt khí không bám trên đầu điện cực, không nhúng bút trong dung dịch ngập quá vạch quy định trên thân bút.
  • Khi giá trị pH hiển thị ổn định trên màn hình, đọc giá trị pH.
  • Nhấn và giữ nút ON/OFF để tắt máy.
  • Rửa đầu điện cực bằng nước sạch ngay sau khi đo, đậy nắp bảo quản điện cực.
Lưu ý:
  • Luôn lắc nhẹ bút đo trước mỗi lần sử dụng.
  • không nhúng bút trong dung dịch ngập quá vạch quy định trên thân bút.
  • Nếu lâu không sử dụng, đầu điện cực có thể bị khô, cho kết quả chậm. Khi đó ngâm đầu điện cực trong nước hoặc dung dịch pH 7 khoảng 30 phút rồi sử dụng lại.
  • Cất giữ nơi khô ráo, tránh nóng, tránh nắng, tránh ẩm.
  • Không sờ tay hoặc đụng chạm vào đầu điện cực thủy tinh.
  • Không làm rơi và va đập mạnh.
  • Không nhúng sâu hoặc ngâm trong nước.
  • Không lau chùi bằng hóa chất, dung môi.
  • Không ngâm điện cực trong nước cất hoặc hóa chất.

Lắc nhẹ bút đo trước mỗi lần sử dụng

Nhúng đầu điện cực của bút vào dung dịch, lắc nhẹ để bọt khí không bám trên đầu điện cực, không nhúng bút trong dung dịch ngập quá vạch quy định trên thân bút.


Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Chì II oxit - PbO - TQ - CN - 25kg - Hóa chất khai khoáng

Chì II oxit - PbO - TQ - CN - 25kg - Hóa chất khai khoáng
http://vietnamchemtech.com.vn/chitietSP.asp?id_pro=2092

Chì (II) ôxít, còn gọi là ôxít chì (II)hợp chất hóa họccông thức hóa học PbO. Ôxít chì II có hai dạng thù hình: đỏ (có cấu trúc tinh thể tứ giác) và vàng (có cấu trúc tinh thể thoi trực giao). Cả hai dạng thù hình này đều tồn tại trong tự nhiên dưới dạng khoáng chất: dạng đỏ gọi là litharge còn dạng màu vàng gọi là massicot.
Tên khác
Plumbous oxide, lead monoxide, massicot, litharge
 
Nhận dạng
Thuộc tính
PbO
223,20
Bề ngoài
rắn màu đỏ hoặc vàng
888 °C
1477 °C
Độ hòa tan trong nước
0,017 g/dm3
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chính
độc
Ứng dụng: Chì oxit được sử dụng rộng rãi trong quá trình làm men sành sứ, thủy tinh, nung luyện trong quá trình khai thác và luyện kim và là chất trung gian để sản xuất các loại muối chì cho các ngành công nghiệp khác.
Xuất xứ và đóng gói: Trung quốc đóng bao 25kg.

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

"Hầm heo" hỏa luyện vàng

“HẦM HEO” - HỎA LUYỆN
http://vietnamchemtech.com.vn/chitietTT.asp?cate_id=3&news_id=1285
Đối với các mỏ vàng cỡ nhỏ, trữ lượng ít, nên dùng phương pháp hỏa luyện là hiệu quả nhất. Nhân dân gọi hỏa luyện vàng là phương pháp “hầm heo”.
Phương pháp hỏa luyện (hay hầm heo) phỏng theo các nguyên lý của phương pháp nung luyện vàng truyền thống nói trên. Việc nung luyện được tiến hành như sau:
 a) - Trước hết phải chuẩn bị nguyên liệu quặng. Người ta nghiền hoặc đập nhỏ quặng nguyên khai, kể cả loại quặng bị phải loại khi đãi vàng (đá cuội và đá các loại thành cục nhỏ cỡ 1 - 2 mm. Và chuẩn bị chất gây chảy, gồm có: 
      - Sôđa 20% (trong tổng trọng lượng quặng)
      - Mảnh chai 10% (trong tổng trọng lượng quặng)
      - Muối ăn l% (trong tổng trọng lượng quặng)
      - Đá vôi 5% (trong tổng trọng lượng quặng)
  Trộn chất gây chảy đểu trong quặng, thành một phối liệu. Nếu là loại quặng thiếu chì, cần trộn thêm 15 - 20% chì nguyên chất. Kim loại chì sẽ được thu lại ở cuối quá trình hỏa luyện, khi tách kim loại khác ra khỏi vàng.
 b) - Dùng bao nung đựng phối liệu. Phối liệu trong bao chỉ nên chiếm 2/3 thể tích của bao nung là vừa, không đổ đầy. Các bao nung được làm bằng đất chịu lửa. Cũng có thể dùng loại bao nung bằng sành. Bao có nắp đậy. Nhưng phải chú ý để bao thoát khí khí nung luyện, do đó không trát kín khe giữa miệng và nắp các bao nung này. Số lượng bao nung nhiều hay ít phải căn cứ vào thể tích lò nung to hay nhỏ.  Khi xếp lò, người ta chất một lớp bao lăn trên lớp than hoặc củi (tùy nơi xây dựng lò sẵn than hay sẵn củi). Ở lớp bao nung trên cùng, phải phủ một lớp than, củi kín các bao, như vậy nhiệt lượng sẽ tỏa đều xung quanh bao, quặng sẽ nóng chảy đều.
 c) Đốt lò và kỹ thuật xây lò nung quặng. Xây lò nung phải đúng yêu cầu kỹ thuật như khi xây lò gạch, lò vôi, nghĩa là phải đảm bảo thông gió, sao cho nhiên liệu cháy đều và cháy hết mà không phải quạt lò. Để phối liệu nóng chảy hết trong các bao nung, nhất thiết phải duy trì lò cháy liên tục, không để gián đoạn. Hoàn thành nung chảy phối liệu, người ta tắt lò và để nguội từ từ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân ly các chất trong bao nung hợp kim và xỉ tách rời nhau. Quá trình nung chảy và để nguội có tính quyết định đến kết quả luyện kim, cho nên nhất thiết phải tuân theo một quy trình rất nghiêm ngặt và theo dõi chặt chẽ. Nếu không hợp kim và xỉ không tách thành hai lớp. Để lò nguội nhanh sẽ diễn la tình trạng: xỉ chưa kịp nổi hết lên trên, các kim loại chưa kịp chìm hết xuống dưới đã bị nguội và đông cứng lại, xỉ và hợp kim bị lẫn lộn không thể tách riêng được.
Thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật thì kết quả như sau. Khi đã luyện xong, nguội hoàn toàn, ta được khối chất rắn chia hai lớp rõ rệt. Lớp trên là xỉ thủy tinh màu đen pha nâu, trạng thái rắn và dòn, dễ vỡ. Mặt lớp xỉ này có phủ lớp màng trắng rất mỏng. Lớp dưới là hợp kim chì, kim loại quý (vàng, bạc, bạch kim...) màu xám, ánh kim loại sáng rõ. Ta tách hai lớp riêng ra dễ dàng.
Sản xuất vàng bằng phương pháp nung luyện khoáng vật nói chung, bằng phương pháp hỏa luyện (hầm heo) nói riêng, cần khử chì trong hợp kim chì - vàng - bạc và sau đó phân tách vàng khỏi hợp    kim vàng - bạc. Có thể khử chì bằng cách nung hợp kim chì - vàng - bạc trong cốc (hay chén) làm bằng bột hoặc than xương động vật trộn lẫn xi măng poclan như đã nói ở trên. Ta cũng có thể khử chì bằng cách khác - dùng đèn khò để thổi chì. Ngọn lửa đèn khò có ba vùng nhiệt độ và màu sắc khác nhau (xem sơ đồ):
Lửa đèn khò Vùng A, ngọn lửa màu vàng đỏ vùng B ở giữa có màu sáng vàng và ngọn lửa ở phía ngoài, vùng C, màu xanh lét và có nhiệt độ cao nhất (15700C). Khi ngọn lửa đèn khò xì vào hợp kim, lập tức khói trắng bay lên dữ dội, đó là ôxit chì bóc lên - khói này rất độc, dễ nguy hại cho sức khỏe người thợ. Vì vậy, người ta phải có dụng cụ phòng hộ để tránh tác hại của loại khí độc ôxit chì.Ôxit chì càng bốc hơi dưới dạng khói trắng thì hạt hợp kim càng nhỏ dần. Khi hạt hợp kim không thay đổi kích thước, không còn khói trắng bốc lên nữa, ấy là lúc đã kết thúc sự ôxy hóa chì. Đáy đĩa còn lại các hạt hợp kim vàng - bạc. Cần tránh ngọn lửa đèn khò khi nhiệt độ quá cao, bởi vì nhiệt độ trên 1.6000C, một phần bạc sẽ bốc hơi như chì vậy.
Tách vàng ra khỏi bạc ở đây cũng thực hiện như bước cuối cùng trong nung luyện, bằng cách hòa tan bạc trong axít nitric.

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Tách Ag từ nước thải phim ảnh

Trong thành phần của nước thải rửa ảnh có chứa Ag tồn tại dưới dạng phức chất Na2[Ag(S2O3)3] tan. Trong thực tế có một số phương pháp tách Ag từ loại này, nhưng những phương pháp thường dùng đều kết tủa ion Ag+ dưới dạng Ag2S sau đó chuyển thành muối tan AgNO3 từ muối này, người ta là kết tủa Ag+ dưới dạng AgCl rồi thu Ag theo các phương pháp tách Ag từ muối halogen đã nói ở trên.
Au, Ag
Dùng dung dịch Na2S hoặc (NH­4)2S bão hòa, cho từ từ vào nước thải để kết tủa bạc dưới dạng Ag2S (màu đen ), cho đến khi thấy không còn xuất hiện them kết tủa lúc đó đem toàn bộ lượng Ag trong dung dịch được kết tủa thành Ag­2S:
2Na2[Ag(S2O3)3] + Na2S  =  Ag2S + 4Na2S2O3
Để yên một thời gian để lắng toàn bộ Ag2S, gạn bỏ lượng nước trong bên trên rửa sạch kết tủa nhiều lần bằng nước nóng lọc kết tủa và xử lí  bằng một trong các cách sau:
Trộn kết tủa khô với lượng tương đương KNO­3 nung trong chén sứ chịu nhiệt ở nhiệt độ cao:
2Ag2S + 2KNO­3  =  4Ag + NO2 + 2SO2 + KO2
Dùng HNO­3 để hòa tan Ag2S:
3Ag2S + 8HNO­3  =  6AgNO3 + 2NO + 3S + H2O
Sau đó kết tủa Ag+ từ dung dịch AgNO3 thành AgCl và tách Ag từ kết tủa AgCl theo cách đã nêu ở trên.
Dùng dung dịch HCl đặc 37% nhỏ từ từ vào nước thải đến khi thấy không còn sủi bọt khi đó phản ứng xảy ra.
2Na2[Ag(S2O3)3] + 4HCl  =  AgCl + 2S + 2 SO2 + 2H2O + 3NaCl
Kết tủa lắng xuống đáy có màu trắng đục gồm có AgCl và S được rửa nhiều lần, sấy khô rồi nung hỗn hợp ở nhiệt độ cao cho cháy hết lưu huỳnh, thực hiện tách Ag từ AgCl bằng các cách đã nêu ở trên.
Lưu ý: Trên đây có nhiều phương pháp được sử dụng trong quy mô công nghiệp, và nó cũng được tiến hành ở những phòng thí nghiệm hiện đại với những dụng cụ đặc trưng với từng phản ứng nhưng ở những phòng thí nghiệm thường thì chỉ có một số phương pháp phổ biến dễ thực hiện và tính an toàn như phương pháp thủy luyện, điện phân với cách thực hiện đã nêu ở trên.
 

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Kali dicromat - K2Cr2O7 - TQ - CN - 25kg - Hóa chất công nghiệp

Kali dicromat - K2Cr2O7 - TQ - CN - 25kg - Hóa chất công nghiệp
http://vietnamchemtech.com.vn/chitietSP.asp?id_pro=1932
KALI    DICROMAT

Kalium bichromicum         Potassium bichrmate       Kalium bichromat
                              K2Cr2O7                                        TLPT   294,22
   Tính chất
   K2Cr2O7  là những tinh thể hình kim hoặc hình phiến, thuộc hệ tam tà, không ngậm nước, mà đỏ da cam, trọng lượng riêng 2,7. Tan trong nước, không tan trong rượu. Dung dịch màu đỏ vàng của K2Cr2O7 làm cho giấy quì có màu đỏ. Khi đun sôi dung dịch có màu đỏ thẫm đậm. Ở 3950 K2Cr2O7 nóng chảy thành chất lỏng màu nâu sẫm. Để nguội, chất lỏng này đông thành một khối tinh thể. Ở nhiệt độ nung nóng trắng nó phân huỷ thành Cr2O3, O2 và K2CrO4.
Ứng dụng: Kali dichromat được ứng dụng trong các ngành thuộc da, xi mạ, bảo quản gỗ, in ấn, bảo quản kim loại, chống ăn mòn, vật liệu tạo màu trong pháo hoa....