Hiển thị các bài đăng có nhãn Máng đãi bắt vàng bằng đồng được mạ bạc và tráng thủy ngân khi bắt vàng trong quá trình đãi quặng vàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máng đãi bắt vàng bằng đồng được mạ bạc và tráng thủy ngân khi bắt vàng trong quá trình đãi quặng vàng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Máng đãi bắt vàng bằng đồng mạ bạc 50x30cm (Mạ 6,2g Ag)



Máng đãi bắt vàng bằng đồng mạ bạc 50x30cm (Mạ 6,2g Ag)

Chi tiết tại: http://vietnamchemtech.com.vn/chitietSP.asp?id_pro=1728
Máng đãi vàng đóng bằng gỗ với kích thước: dài 3 - 4m, rộng 50 cm. Dùng bao tải hoặc vải thô lót đáy máng và dùng các thanh gỗ nhỏ gắn ngang các bậc thành gờ để chắn quặng sao cho sau mỗi mẻ đãi có thể tháo lắp thật dễ dàng. Máng đãi rất thích hợp đối với nhóm làm việc quy mô gia đình, hoặc những người làm vàng có sự thân thiết, tin cậy nhau. Ở một số mỏ vàng nước ta như Bồng Miêu (Quảng Nam - Đà nẵng), Trà Năng (Lâm Đồng) v.v... đã dùng loại công cụ này để đãi có kết quả tốt. Người ta đặt máng nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang, độ nghiêng tùy theo lưu lượng và tốc  độ dòng chảy. Thông thường, độ nghiêng vừa phải là 0,10, tức là cứ mỗi mét chiều dài của máng có chênh lệch nhiều cao 10cm. Nơi đầu máng có nguồn nước chảy vào nên để quặng tập kết thành đống tại đấy để tiện xúc vào máng đãi. Ở nơi có khe suối, người ta tìm cách bắt dòng nước chảy vào máng đãi rất thuận. Nhưng ở nơi không có suối phải dùng bơm để đưa nước vào. Mỗi máng đãi theo quy trình này cần tối thiểu ba người làm, hai người xúc khoáng vật đổ vào máng, một người chuyên khuấy và kiểm tra toàn hệ thống máng nhằm đảm bảo không bị nghẽn tắc.
Tùy địa hình cụ thể, máng có thể đặt thẳng, có thể đặt gấp khúc. Nếu dòng nước quá mạnh thì chính nơi gấp góc trở thành một thuận lợi cho quặng dễ lắng đọng. Ở cuối máng, người ta căng một bao tải khác để chắn quặng, tránh vàng thất thoát theo dòng nước. Dùng bao tải vừa rẻ tiền vừa dễ thoát nước, mà sợi bao lại bắt dính các hạt quặng nhỏ làm cho chúng không thoát mất theo nước ra ngoài.
Đãi xong một mẻ, người ta gỡ các bao tải khỏi máng và đem rũ trong một chậu nước để thu quặng màu đen có lẫn vàng. Công việc cuối cùng - sau nhiều mẻ đãi - đem đãi tinh sa khoáng nặng ở đáy chậu, sẽ lấy được vàng cục và vàng cám.
Theo kinh nghiệm của nhân dân, mỗi ngày trung bình một nhóm 3 - 4 người dùng máng có thể đãi được không 8 - 10m3 đất đá có chứa vàng.