Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP TIỀN XỬ LÝ QUẶNG VÀNG GỐC SUNFUA ĐỨC TRỌNG - TRÀ NĂNG - LÂM ĐỒNG

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP TIỀN XỬ LÝ QUẶNG VÀNG GỐC SUNFUA ĐỨC TRỌNG - TRÀ NĂNG - LÂM ĐỒNG
mỏ vàngBáo cáo trình bày kết quả nghiên cứu lựa chọn phương án tiền xử lý quặng tinh vàng gốc sunfua bằng phương pháp thiêu oxi hóa. Để có được nguyên liệu đầu vào đáp ứng yêu cầu cho quá trình thu hồi vàng bằng công nghệ hòa tách xianua và các công nghệ khác đạt hiệu quả thu hồi vàng cao...
1. Đặt vấn đề
Tiền xử lý là giải pháp xử lý ban đầu loại quặng vàng khó chế biến trước khi tiến hành phương án công nghệ thu hồi vàng chủ yếu (hòa tách xianua, clorua hóa, nung luyện...). Thực chất của vấn đề “tiền xử lý” là quá trình oxy hóa quặng,quặng tinh nhằm giải phóng vàng có mặt trong các cấu trúc khoáng vật chứa vàng loại bỏ các tạp chất có thể gây khó khăn trong quá trình chế biến sau tạo điều kiện có thể tiến hành thu hồi vàng có hiệu quả. Các biện pháp tiền xử lý được áp dụng hiện nay: thiêu oxy hóa, oxy hóa hóa học, oxy hóa vi sinh.
2. Các phương pháp tiền xử lý
2.1. Phương pháp thiêu oxi hoá
Phương pháp thiêu oxi hoá nhiệt độ cao dùng để xử lý quặng vàng sunfua hoặc quặng tinh vàng sunfua thu được sau khi tuyển nổi. Các hạt vàng xâm tán rất mịn, đến mức Nghiền siêu mịn cũng không thể bóc trần.
Mục đích của quá trình thiêu là biến các sunfua thành oxit hoặc sunfat, nhằm phá vỡ cấu trúc bền chặt và đặc xít thành tơi xốp và làm lộ các hạt vàng siêu mịn. Vì vậy khả năng hoà tan vàng vào dung dịch xianua hay quá trình xử lý tiếp theo sẽ thuận lợi hơn. Ngoài ra nhờ quá trình thiêu mà khử được các tạp chất gây hại như S, As, Sb... các tạp chất nặng sẽ bay hơi theo các phản ứng:
       FeS2 = FeS +S
       FeAsS = FeS +As
       2CuFeS2 = Cu2S + 2FeS +S
MeS + O2   =   MeO + SO2
S + O2 = SO2
As   + O2 = As2O3
sản phẩm phân huỷ cũng như các sunfua kim loại khác có trong quặng bị oxi hoá thành oxit kim loại: Fe2O3, As2O3, Sb2O3, Cu2O, PbO… và khí SO2. Trong đó các oxit kim loại được tạo thành As2O3, Sb2O3, PbO dễ bay hơi, còn Ag2O3 dễ bị phân ly thành bạc kim loại.
Quá trình thiêu có thể thực hiện trong nhiều loại lò như: Lò thiêu ống quay, lò thiêu nhiều tầng và lò thiêu lớp sôi, trong đó tốt nhất là lò thiêu lớp sôi.
2.2. Phương pháp oxy hóa hóa học
Bản chất của phương pháp là ôxy hoá các sunfua trong dung dịch ở áp suất cao để phá vỡ cấu trúc của quặng vàng sunfua, chuyển thành dạng sunfat hoà tan. Trong trường hợp này các hạt vàng mịn nằm lại ở cặn và sẽ được xử lý tiếp bằng các phương pháp xianua, amangam hay nấu luyện để thu hồi vàng.
Phương pháp hòa tách cao áp thường được thực hiện trong dung dịch axit sunfuric hoặc amoniac. Quá trình tiến hành như sau: quặng tinh cùng với dung môi nạp vào ôtôcla dùng hơi nước nhiệt độ cao đun nóng bùn quặng lên 120 -130oC và sục không khí hay oxy áp suất cao vào để oxy hóa các sunfua. Cơ chế của quá trình xảy ra như sau và phụ thuộc vào nhiệt độ:
2FeS + 2H2SO4 + O2 = 2FeSO4 + 2S + 2H­2O
Riêng đối với asenopirit thì quá trình phân hoá khó khăn hơn, nhiệt độ phân hoá là 150oC, sản phẩm sau quá trình chuyển hoá là ngoài lưu huỳnh còn có sunfat sắt và axit asenic:
4FeAsS + 14O2 + 4H2O + 2H2SO4 = 2Fe2(SO4)3 + 4H3AsO4
sản phẩm sunfat sắt lại tiếp tục bị oxy hoá để tạo thành sắt asenat (FeAsO4) là chất không hoà tan và là tác nhân gây hại cho quá trình trích ly.
Nhược điểm của phương pháp hòa tách áp lực trong môi trường nước hoặc axit là phản ứng xảy ra ở nhiệt độ 120oC để đảm bảo cho sự phân huỷ hoàn toàn của pirit hay asenopirit. Nhưng ở nhiệt độ này lưu huỳnh sinh ra lại bị nóng chảy, bao phủ lên bề mặt hạt quặng, làm cho quá trình oxy hoá không triệt để và sẽ cản trở quá trình hòa tách xyanua sau này.
2.3. Phương pháp oxy hoá vi sinh vật
Cơ chế của quá trình oxy hoá vi sinh là các loại vi sinh vật được xem như là một tác nhân xúc tác dưới áp suất và nhiệt độ thường. Các vi sinh vật này có tác dụng thúc đẩy tốc độ oxy hoá lên hàng ngàn hàng vạn lần, có khi là hàng triệu lần.
Chủng loại vi sinh được sử dụng phổ biến là thiobacillus-ferrooxidans. Ngoài ra còn sử dụng trong quy mô phòng thí nghiệm với các chủng loại: thiobacillus- cuprinus, thiobacillus- ferrooxidans. Chủng vi sinh này chủ yếu để oxy hoá các khoáng vật pirit và asenopirit. Phản ứng oxy hoá được viết như sau:
- Đối với pirit:
2FeS2 + 15/2O2 + H2O = Fe2(SO4)3 + H2SO4
4FeSO4 + O2 + 2H2SO4 = 2Fe2(SO4)3 + 2H2O
     FeS2 + 2Fe3+ = 3Fe2+ + 2S                                    
     2S + 3O2 + 2H2O = 2H2SO4          
- Đối với asenopirit phản ứng tổng thể được viết:
2FeAsS + 7O2 + 2H2O + H­2SO4 = Fe2(SO­4)3 + 2H3AsO
Cơ chế của quá trình oxyt hóa vi sinh còn nhiều ý kiến bàn cãi. Một số cho rằng ban đầu vi sinh gặm mòn vùng ngoại biên của hạt quặng tại những chỗ tập trung nhiều vàng nhất, sau đó tiến sâu và phá vỡ cấu trúc ổ chứa vàng đó. Vì vậy chỉ cần oxy hoá một phần cũng đã có thể nâng cao được hiệu suất thu hồi vàng lên rất lớn. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam chưa có điều kiện nghiên cứu thấu đáo về phương pháp này.
2.4. So sánh các phương pháp ôxy hóa
Phương pháp thiêu oxy hóa có nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với phương pháp hòa tách octocla (Bảng 1). Trong điều kiện hiện có của Việt Nam, đây là phương pháp được coi là hữu hiệu nhất dùng để xử lý vàng chứa trong các khoáng sunfua, pyrit, asenopyrit ...
Trên thế giới phương pháp hòa tách vi sinh vật cũng được sử dụng khá phổ biến không những cho quặng nghèo sunfua chứa vàng mà còn cho cả thu hồi Cu, U… Vì vậy cần phải lưu ý nghiên cứu triển khai trong thời gian tới.
Bảng 1. Bảng so sánh về giá thành giữa phương pháp
thiêu oxy hóa và phương pháp hòa tách năm 2007
Chi phí, USD/tấn
Thiêu oxy hóa
Hòa tách oxy hóa
Chênh lệch
Nhân công
2,2
3,15
0,95
Bảo dưỡng
2,40
4,20
1,80
Thuốc thử
2,00
3,20
1,20
Năng lượng
4,10
3,65
- 0,45
1,35
0,85
- 0,50
Tổng
12,05
15,05
3,0
3. Mẫu và thiết bị nghiên cứu
3.1 Mẫu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quặng tinh vàng gốc khu mỏ Trà Năng - Lâm Đồng. Nghiên cứu thành phần vật chất mẫu nghiên cứu bằng các phương pháp phân tích rây, hoá toàn phần, phân tích trọng sa, nhiễu xạ rơnghen và nhiệt vi sai để xác định thành phần khoáng vật.
a) Kết quả phân tích thành phần độ hạt (Bảng 2)
Bảng 2. Kết quả phân tích thành phần độ hạt mẫu nghiên cứu
STT
Cấp hạt
(mm)
Thu hoạch (%)
Hàm lượng Au (g/t)
Phân bố Au (%)
Bộ phận
Luỹ tích
Bộ phận
Luỹ tích
3
+1
0.67
0.67
0.00
0.00
0.00
4
0,5 - 1
11.61
12.28
162.93
13.04
13.04
5
0,25 - 0,5
20.63
32.91
187.25
26.09
39.13
6
0,1 - 0,25
52.90
85.81
134.4
43.48
82.61
7
0,074 - 0,1
5.72
91.53
148.6
4.35
86.96
8
- 0,074
8.47
100.00
221.75
13.04
100.00
Tổng cộng
100,00
 
113
 
 
b) Kết quả phân tích thành phần hóa học (Bảng 3)
Kết quả phân tích hoá toàn phần mẫu nghiên cứu bằng phương pháp Quang phổ phát xạ plasma (ICP-OES) trình bày trong Bảng 3.
Bảng 3. Thành phần hoá học toàn phần mẫu nghiên cứu
Nguyên tố
Au
Ag
As
Pb
Fe2O3
S
B
SiO2
Đơn vị
g/t
%
Kết quả
113
70,7
29,75
0,6
48,13
16
0,17
3,15

TS. Nguyễn Đức Quý -Hội Tuyển khoáng Việt Nam


Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Thioure đioxit - (NH2)2CSO2 - TQ-99%-25kg - Hóa chất ngành giấy

Thioure đioxit - (NH2)2CSO2 - TQ-99%-25kg - Hóa chất ngành giấy
http://www.vietnamchemtech.com.vn/chitietSP.asp?id_pro=1721
Mô tả sản phẩm:
Tên thương mại: FAS (Acid formamidine sulfinic)
Tên hóa học: Acid formamidine sulfinic
Công thức hóa học: (NH2)2CSO2
CAS No: 1758-73-2 
Nhiệt độ nóng chảy: 1260C
pH: 4
Đặc điểm kỹ thuật: 
Hình dạng
: Dạng tinh thể màu trắng
Hàm lượng ≥99.0%
Thiourea ≤0.10%
Độ ẩm ≤0.05%
Sắt: ≤10ppm
Sunphat ≤0.17%
Công dụng của sản phẩm:
FAS là một hợp chất ổn định dạng bột màu trắng. Hoà tan trong nước,phản ứng mạnh trong môi trường kiềm hoặc ở nhiệt độ cao.
FAS hiện nay là chất tẩy trắng quan trọng được dùng chủ yếu trong các ngành công nghiệp giấy, da, vải, sợi…. Nó tạo ra hiệu quả lớn và không gây độc hại đối với môi trường.
So với các sản phẩm cùng loại, trong quá trình tẩy rửa, FAS không tạo ra các mùi hôi khó chụi và ảnh hưởng tới sức khoẻ, ngoài ra nó dễ bảo quản hơn rất nhiều so với các chất tẩy trắng trước đây. Trong điều kiện bảo quản tốt tính năng của FAS gần như không bị suy giảm, mà điều này là rất khó đối với các chất tẩy trắng khác.
FAS là một sản phẩm sinh thái thay thế cho Natri hydrosulfite (sodium dithionite) hoặc Natri formaldehyd sulfoxylate dihydrate trong các ứng dụng trên.
Bảo quản: Bảo quản nơi khô, thoáng, mát (dưới ) .
Tránh tiếp xúc với da, mắt, quần áo, sử dụng việc thông gió đúng cách. Không được nuốt. Tránh thở khi có khí( hơi nước), sương mù, hoặc bụi bẩn. không được ăn, uống, hút thuốc lá tại khu vực làm việc.,tránh xa lửa, nóng và ánh nắng mặt trời. Tránh xa những vật liệu không tương thích, đóng chặt túi, không được để trong túi không nhãn mác, tránh độ ẩm. Không được để gần những vật liệu dễ gây cháy (hỏa hoạn). Đóng gói trong túi đã được cơ quan có thẩm quyền đóng dấu, không được để gần chất hữu cơ, tránh bị nhiễm xạ mà dẫn đến chất bị biến thoái
Quy cách đóng gói : Bao 25 kg,
Xuất xứ: Trung quốc

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Kali sunphat - K2SO4 - HQ-CN-25kg - Hóa chất công nghiệp

Kali sunphat - K2SO4 - HQ-CN-25kg - Hóa chất công nghiệp
Là dạng tinh thể nhỏ, mịn, có màu trắng. Dễ tan trong nước, ít hút ẩm.Trong phân có hàm lượng kali nguyên chất là 45 – 50% và lưu huỳnh 18%. Đây là loại phân chua sinh lý.
http://www.vietnamchemtech.com.vn/chitietSP.asp?id_pro=1704
Tên khác: Kali sunphat, sunphat kali, phân kali sunphat
Công thức: K2SO4
Tỷ trọng: 2,66g/cm3
Độ tan nước: 11,1g/100ml nước (20C)
Bản chất lượng
Số TT
Chỉ tiêu
Kết quả
1
 
Kali oxit (K2O)
52.0%min
2
 
Sulphua
18%min
3
 
Cl
1.5%max
4
 
Độ ẩm
0.5%max
5
 
Hòa tan nước
0.5%max
Đóng gói: 25kg
Xuất xứ: Hàn quốc

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Axit sunphuaric - H2SO4 - China - AR - 500ml - Hóa chất tinh khiết

Axit sunphuaric - H2SO4 - China - AR - 500ml - Hóa chất tinh khiết TQhttp://www.vietnamchemtech.com.vn/chitietSP.asp?id_pro=1696
AXIT  SUNFURIC
Acidum sulfuricum           Sulfuric acid                Schwefelsaure
                   H2SO4                              TLPT   98,082
Tính chất
H2SO4 là một chất lỏng sánh như dầu, không màu,t.l riêng 1,859 ở 0o và 1,837 ở 15o.
Khi làm lạnh  sẽ hoá rắn thành những tinh thể nóng chảy ở 10,49o. Tuy nhiên, axit lỏng dễ có thể chậm đông không hoá rắn ở dưới 0o.
   Ở 30 – 40o, bắt đầu bốc khói và khi đun tiếp sẽ tạo ra hơi SO3. Bắt đầu sôi ở 290o và nhiệt độ sẽ tăng nhanh cho tới khi ngừng giải phóng SO3. Hdrat còn lại chứa 98,3% H2SO4 và sôi ở 338o.
   H2SO4 đặc hấp thụ mánh liệt hơi ẩm và vì thế là một chất làm khô tốt, áp xuất hơi H2O trên H2SO4 cả chảy là 0,003mmHg.

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Natri clorua - bột - NaCl - TQ - 99,1% - 50kg - Hoá chất xử lý nước cấp

Natri clorua - bột -  NaCl -  TQ - 99,1% - 50kg - Hoá chất xử lý nước cấp
http://www.vietnamchemtech.com.vn/chitietSP.asp?id_pro=1691
Muối ăn hay trong dân gian còn gọi đơn giản là muối (tuy rằng theo đúng thuật ngữ khoa học thì không phải muối nào cũng là muối ăn) là một khoáng chất, được con người sử dụng như một thứ gia vị tra vào thức ăn. Có rất nhiều dạng muối ăn: muối thô, muối tinh, muối iốt. Đó là một chất rắn có dạng tinh thể, có màu từ trắng tới có vết của màu hồng hay xám rất nhạt, thu được từ nước biển hay các mỏ muối. Muối thu được từ nước biển có các tinh thể nhỏ hoặc lớn hơn muối mỏ. Trong tự nhiên, muối ăn bao gồm chủ yếu là clorua nátri (NaCl), nhưng cũng có một ít các khoáng chất khác (khoáng chất vi lượng). Muối ăn thu từ muối mỏ có thể có màu xám hơn vì dấu vết của các khoáng chất vi lượng. Muối ăn là cần thiết cho sự sống của mọi cơ thể sống, bao gồm cả con người. Muối ăn tham gia vào việc điều chỉnh độ chứa nước của cơ thể (cân bằng lỏng). Vị của muối là một trong những vị cơ bản. Sự thèm muối có thể phát sinh do sự thiếu hụt khoáng chất vi lượng cũng như do thiếu clorua nátri.
Muối ăn là tối thiết cho sự sống, nhưng việc sử dụng quá mức có thể làm tăng độ nguy hiểm của các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bệnh cao huyết áp. Trong việc nấu ăn, muối ăn được sử dụng như là chất bảo quản cũng như là gia vị.
Muối thô
Một số người cho rằng muối thô tốt hơn cho sức khỏe hay tự nhiên hơn. Tuy nhiên muối thô có thể chứa không đủ lượng i-ốt cần thiết để phòng ngừa một số bệnh do thiếu i-ốt như bệnh bướu cổ.
Muối tinh
Muối tinh, được sử dụng rộng rãi hiện nay, chủ yếu là chứa clorua nátri (NaCl). Tuy nhiên, chỉ có khoảng 7% lượng muối tinh được sử dụng trong đời sống hàng ngày như là chất thêm vào thức ăn. Phần lớn muối tinh được sử dụng cho các mục đích công nghiệp, từ sản xuất bột giấy và giấy tới việc hãm màu trong công nghệ nhuộm vải hay trong sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa và nó có một giá trị thương mại lớn.
Việc sản xuất và sử dụng muối là một trong những ngành công nghiệp hóa chất lâu đời nhất. Muối có thể thu được bằng cách cho bay hơi nước biển dưới ánh nắng trong các ruộng muối. Muối thu được từ nước biển đôi khi còn được gọi làmuối biển. Ở những nước có mỏ muối thì việc khai thác muối từ các mỏ này có thể có giá thành thấp hơn. Các mỏ muối có lẽ được hình thành do việc bay hơi nước của các hồ nước mặn cổ. Việc khai thác các mỏ muối này có thể theo các tập quán thông thường hay bằng cách bơm nước vào mỏ muối để thu được nước muối có độ bão hòa về muối.
Sau khi thu được muối thô, người ta sẽ tiến hành các công nghệ làm tinh để nâng cao độ tinh khiết cũng như các đặc tính để dễ dàng vận chuyển, lưu giữ. Việc làm tinh muối chủ yếu là tái kết tinh muối. Trong quá trình này người ta sẽ làm kết tủa các tạp chất (chủ yếu là các hợp chất của magiê và canxi). Quá trình bay hơi nhiều công đoạn sau đó sẽ được sử dụng để thu được clorua nátri tinh khiết và nó được làm khô.
Các chất chống đóng bánh hoặc iốtua kali (KI) (nếu làm muối iốt) sẽ được thêm vào trong giai đoạn này. Các chất chống đóng bánh là các hóa chất chống ẩm để giữ cho các tinh thể muối không dính vào nhau. Một số chất chống ẩm được sử dụng là tricanxi phốtphát, cacbonat canxi hay magiê, muối của các axít béo, ôxít magiê, điôxít silic, silicat nátri-nhôm, hay silicat canxi-nhôm. Cũng lưu ý rằng có thể có độc tính của nhôm trong hai hóa chất sau cùng, tuy nhiên cả liên minh châu Âu (EU) và FDA của Mỹ vẫn cho phép sử dụng chúng với một liều lượng có điều chỉnh.
Muối tinh sau đó được đóng gói và phân phối theo các kênh thương mại.
Các hiệu ứng sức khỏe
Natri là một trong những chất điện giải cơ bản trong cơ thể. Quá nhiều hay quá ít muối ăn trong ăn uống có thể dẫn đến rối loạn điện giải, có thể dẫn tới các vấn đề về thần kinh rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây chết người. Việc sử dụng quá nhiều muối ăn còn liên quan đến bệnh cao huyết áp.
Các chất thay thế cho muối ăn (với mùi vị tương tự như muối ăn thông thường) cho những người cần thiết phải hạn chế ion natri Na+ trong cơ thể, chủ yếu là chứa clorua kali(KCl).
Lợi ích khác của muối
Muối dùng để ướp các thực phẩm tươi sống như cá, tôm, cua, thịt trước khi chế biến để tránh bị ươn, hư, dùng làm chất bảo quản cho các thực phẩm, để làm một số món ăn như muối dưa, muối cà, làm nước mắm,... Do có tính sát trùng nên muối ăn còn được pha loãng làm nước súc miệng hay rửa vết thương ngoài da.
Muối ăn không chỉ dùng để ăn mà còn dùng cho các việc khác trong ngành công nghiệp đặc biệt là ngành hóa chất:
2NaCl + 2H2O ( điện phân dung dịch có màng ngăn )-> 2NaOH + H2 + Cl2
NaOH dùng làm điều chế xà phòng, công nghiệp giấy. H2 làm nhiên liệu, bơ nhân tạo, sản xuất axit. Cl2 sản xuất chất dẻo, chất diệt trùng và sản xuất HCl
NaCl ( điện phân nóng chảy ) -> Na + 1/2Cl2
Na điều chế hợp kim, chất trao đổi nhiệt
2NaOH + Cl2 -> NaCl + NaClO + H2O
NaClO là chất sản xuất tẩy rửa, diệt trùng
NaClO + H2O + CO2 -> NaHCO3 + HClO
NaHCO3 dùng để sản xuất thủy tinh, xà phòng, chất tẩy rửa tổng hợp


Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

KEO THIÊN NHIÊN - KEO DÁN CÓ NGUỒN GỐC THƯC VẬT

KEO THIÊN NHIÊN - KEO DÁN CÓ NGUỒN GỐC THƯC VẬT
Khác với keo động vật, về bản chất hóa học hầu như chỉ là những chất protit, các loại keo thực vật đa dạng và phong phú hơn. Có chất thuộc loại polisacarit (tinh bột, đextrin), có chất là poliphenol (sơn ta, dầu đào lộn hột) có chất là chất béo (dầu trùng hợp), có chất là hidrocacbon (cao su thiên nhiên) và cũng có chất là protit.
Keo thực vật có bản lượng lớn và chiếm vị trí quan trọng trong công nghiệp keo dán nói chung. Chúng có thể được sử dụng dưới dạng dơn chất, có thể phối hợp và cũng có thể được chuyển hóa hóa học thành những chất có tính năng tốt hơn.
1.     Tinh bột và dẫn xuất
Tinh bột là loại keo dán bồi giấy thông dụng nhất mà chúng ta thường gặp hàng ngày. Đó là sản phẩm nghiền nhỏ của nhiều loại hạt (mì, gạo tẻ, gạo nếp), loại củ (khoai tây, khoai lang, sắn, dong…) màu trắng, dạng bột, có kích thước từ 80 micron (bột khoai tây) đến 5 micro (bột gạo). Trong nước nóng (khoảng 60 đến 77oc),các tiểu phân này bị trương nở, thành một thứ hồ đặc. Nếu xử lý tinh bột bằng hơi nước nóng, sẽ thu được keo dị thể bao gồm các tiể phân bị trương nở. Trộn cho đồng nhất sẽ hình thành một dung dịch có tính tạo màng cao sau khi đông cứng.
   Về bản chất hóa học, hầu hết các tinh bột đều có thành phần bao gồm 75% hidratcacbon phân nhánh là amilopectin (có khối lượng phân tử khoảng 13600) và 25% amiloza. Chính amiloza có đại phân tử không phân nhánh đã gây nên tính tạo gel của tinh bột. Nếu tách riêng 2 thành phần này, ta thấy màng amilopectin sấy khô tương đối gòn, trong khi đó màng amiloza mỏng hơn và rất giống với màng xenluloza.
   Việc tách riêng 2 thành phần này-amiloza và amilopectin không phải là điều khó khăn, nhưng với những mục đích sử dụng tinh bột thông thường, trong đó có mục đích làm keo dán, người ta không cần thiết phải tách riêng chúng.
   Để cải tiến độ nhớt và khả năng kết dính của tinh bột người ta thường phân hủy hay biến tính chúng bằng men (chẳng hạn men maltaza), bằng những axit vô cơ, bằng các tac nhân oxi hóa hay đơn giản hơn cả là bằng oxit hóa và dextrin.
   Các sản phẩm biến tính của tinh bột nói chung có độ nhớt thấp, hàm lượng chất rắn cao, khả năng kết dính tốt và mối dán bền chác.
            a) Tinh bột hòa tan. Trong số các sản phẩm tinh bột biến tính, sản phẩm “cổ” nhất cũng rẻ nhất là xử lý (ướt) tinh bột bằng axit hoặc (sấy) với axit. Người ta cũng có thể thu được tinh bột hòa tan bằng cách đun huyền phù tinh bột trong nước với một lượng nhỏ axit tại nhiệt độ dưới điểm keo hóa học và khi ngừng đun, trung hòa đến trung tính.
b)Tinh bột oxit hóa. Tinh bột oxit hóa dùng để “ trang hoàng”có chất lượng cao. Để thu được loại này, người ta xử lý “ướt” tinh bột với dung dịch natri hipoclorit, cho nên đôi khi còn gọi là “tinh bột clo hóa”. Một trong những mục đicha của tinh bột oxi hóa trong keo dán là để làm đông tụ dung dịch dextrin.
            c) Dextrin.
Dextrin là tên chung để chỉ các sản phẩm thu được khi đun nóng tinh bột ở trạng thái khô “ rang”. Áp dụng 3 chế độ công nghệ khác nhau, người ta có 3 loại dextrin : dextrin trắng, dextrin vàng và “ gôm anh” (Britishgum) như sau (bảng 1)
    Bảng 1
   Ảnh hưởng của chế độ công nghệ đến các loại dextrin
Chế độ công nghệ
Dextrin trắng
Dextrin vàng
Gôm Anh
Xúc tác
Nhiệt độ, 0C
Thời gian, giờ
Tính chất sản phẩm
Mầu sắc
Độ tan %
Thường pha loãng (phần nước)
Axit clohidric
79_‑ 121
3        ‑  8
Trắng đến vàng nhạt
ف   -   98
  2  -  5
Axit clohidric
149    ‑  218
   6 – 8
Vàng nhạt đến nâu
90    -  100
 < 1
Không xúc tác
Hoặc kiềm
135 – 218
㺊  ‑  20
Vàng đậm đến nâu sẫm
135    -  218
    3  -  10
Dextrin trắng điều chế bằng cách đun nóng nhẹ tinh bột với xúc tác axit (khoảng 0,12% HCL). Sự chuyể hóa sẩy ra nhanh chóng ngay khi nhiệt độ khá thấp, mầu vàng nhạt, độ tan thay đổi theo thời gian và nhiệt độ nấu, khả năng dính cao.
            Dextrin vàng thu được ở nhiệt độ cao, nhiệt độ cao hơn, có độ nhớt ổn định và hàm lượng chất rắn lớn.
            Gôm anh sấy ở nhiệt độ cao, không có xúc tác hoặc thêm một lượng nhỏ Na2CO3, NaHCO3 hay NH4OH.Sản phẩm có mầu tối, tan ít trong nước lạnh. Độ nhớt cao. Đây là thành phần pha chế keo dán rất tốt.
            Nguyên liệu để sản xuất 3 loại dextrin này là tinh bột của hạt hoặc củ. Bột khoai tây, bột sắn dễ chuyển hóa và sản phẩm có chất lượng tốt. Bột cao, bột mì khó chuyển hóa hơn.
   Có thể sản xuất dextrin trắng như sau:
   Ngâm 800kg bột sắn trong 400 lít nước, có pha 16 kg axit clohidric 35% và trải mỏng, phơi khô trong 3 ngày. Sau đó, đun nhẹ cho khô hẳn, rồi sấy tại 100oC trong 3-5 giờ.
   Keo dextrin thường có công thức:
                              Dextrin               55g
                              Phèn chua           0,05g
                              Nước                  45g
Dùng để gián giấy, bìa, các tông.
   Muốn keo có độ dính tốt hơn, người ta thay thế nước thường bằng nước oxi già 50 Bé theo công thước
                             Dextrin                55g
                            Nước oxi già        44,5 ml
                            Hàn the                0,5g
   Trước hết hòa tan hàn the trong nước oxi già, khuấy với dextri và đun nhẹ cho tới khi tan hết. Keo rất dính.
   Để dán giấy có độ kết dính rất cao nên các vật liệu khác như sắt tây sành sứ, thỷ tinh, người ta làm như sau: trộn dung dịch A (Dextrin 55 kg, hàn the 1 kg, nước sôi 45 kg) và trộn dung dịch B (Xút 400 Bé 10kg, nhựa thông nghiền mịn 30kg, nước sôi 60kg), cho tớn khi hòa tan hoàn toàn. Sau đố, đổ dung dịch A vào dung dịch B khuấy thật kỹ.
   Từ dextrin trắng, nấu với nước,người ta thu được keo lỏng, nhưng sau vài ngày, đặc lại thành hồ dùng để gián giấy, các tông… keo dextrin lỏng thu được khi hòa tan 30 – 60% chất rắn trong nước, thêm borax và các hóa chất khác. Độ nhớt của keo khá cao, mầu từ tắng đến nâu sậm. tín kết dính tốt.
   Tứ dextrin vàng, có thể sản xuất keo chứa 60 – 72% chất rắn, có phản ứng axit yếu, dùng để dán tất cả các loại nhãn,boa bì bằng giấy dày…
   Keo từ tinh bột rất phổ biến và dễ kiếm Có thể hòa tinh bột trong nước gia nhiệt, khuấy đều (quấy hồ) cũng có thể pha chế với các loại hóa chất khác. Thí dụ keo kiềm – tinh bột có thành phần (%).
                          Tinh bột                 33,4
                          Nước                     50,0
                         Xút (NaOH)          16,6
   Trộn tinh bột với nước thêm dần NaOH và khuấy đều ở nhiệt độ thường sẽ tạo thành keo đồng nhất, rất dính. Các chất như canxi, mangie, clorua…làm keo dẻo hơn, hòa tan tốt hơn.
   Người ta còn phối hợp tinh bột với keo tổng hợp để phát huy ưu điểm của cả 2 loại keo này. Chẳng hạn nhựa ure – formaldehit ngăn ngừa tinh bột tan trong nước, sau đó, nhựa trùng hợp thành dạng không hòa tan.

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

NHƯNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ KEO DÁN

NHƯNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ KEO DÁN
 Hiểu theo nghĩa thông thường, keo dán là những chất có khả năng kết dính được các vật liệu một cách tương đối bền chác bằng tác dụng bề mặt của mình,
   Nhiều tài liệu trên thế giới đã chứng minh loài người đã biết dùng keo dán từ 3000 năm trước công nguyên, qua việc khai quật những quy trình kiến trúc cổ.
   Ở nước ta, keo dán cũng được sử dụng rất sớm : người xưa đã dùng sơn ta để ghép gỗ, sảm thuyền, pha chế nhựa cây để bẫy chim, thú,bồi giấy, làm buồm…
   Mãi đến thế kỷ trước, keo dán vẫn chỉ hạn chế trong những chất có nguồn gốc thiên nhiên từ thực vật như nhựa cây, tinh bột, sơn ta… từ động vật như keo tiết, keo cá, keo da trâu… Ai cũng thấy những loại keo dó không bền, dễ tan trong nước, không dính được tính kết dính khi thời tiết ẩm ướt, nhiều loại vi sinh vật phá hoại khiến cho những đồ vật dán không bảo quản được lâu dài… Khoa học‑ kỹ thuật phát triển dặt ra những yêu cầu mới đối với keo dán, mà những loại keo (cổ truyền ) không đáp ứng được.
   Từ cuối thế kỷ 19, một nghành hóa học mới xuất hiện : hóa học các hợp chất cao phân tử, nó đánh dấu một bước ngoặt mới trong lịch sử hóa học. Người ta đã tổng hợp được hàng loạt các hợp chất có tính năng độc đáo chưa hề có ở những hợp chất sẵn có trong thiên nhiên.
   Trong thời gian không đầy một thế kỷ, hàng trăn chủng loại keo dán mới ra đời từ các hợp chất cao phân tử.Chúng khắc phục được những nhược điểm của keo dán từ nguyên liệu thiên nhiên: độ bền của mối dán tăng lên rất nhiều, đôi khi cao hơn cả bản thân vật liệu hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và vi sinh vật chịu lạnh, chịu nóng ( chẳng hạn keo từ cao phân tử vô cơ và cơ kim bền nhiệt độ 1000oC hay hơn nữa), chịu hóa chất… Kỹ thuật dán cũng thay đổi . Cách dán bằng keo nóng chảy trước đây 60 năm người ta chưa thể hình dung ra. Vật liệu có thể dán được với nhau ngày càng mở rộng: thủy ntinh, kim loại, cao su, chất dẻo gốm sứ,grafit,vải sợi, bê tông… Với các loại keo tổng hợp, kỹ thuật dán đã thâm nhập vào mọi nhành công nghiệp như nghành sản xuất đồ gỗ, đóng giầy dép, xây dựng,chế tạo máy, sản xuất ô tô, máy bay, tên lửa, kỹ thuật điện và điện tử… thậm trí keo còn được dùng trong việc dán xương gãy, dán các vết mổ tha thế cho phương pháp khâu thông thường.
   So sánh với những phương pháp dùng để liên kết các vật liệu khác như hàn the, tán rivê, bắt vít, bu lông… thì trong nhiều trường hợp kỹ thuật dán tỏ ra có nhiều ưu điểm như nhanh chóng, giảm được giá thành sản xuất, giảm khối lượng,công nghệ đơn giản, đảm bảo được tính thẩm mỹ… tuy có một số hạn chế nhất định, nhưng rõ ràng cùng với những phương pháp để liên kết các chi tiêt, các vật liệu khác. Kỹ thuật dán là một phương pháp không thể thay thế được trong nhiều lĩnh vực. Biết bao nhiêu thí dụ thực tế đã nói lên vai trò của kỹ thuật dán và của keo dán trong những nghành mũi nhọn của thời đại. Hàng nghìn chi tiết trong máy baymteen lửa, tàu vũ trụ được ghép nối bằng keo, hàng trăm linh kiện trong các máy tính cực nhanh, các thiêt bị điện tử, vi điện tử đã sử dụng keo, Nhiều chiếc cầu bắc trên những dòng sông, chịu trọng tải lớn cũng như những biến động của thời tiết đã thay thế những mối hàn kim loaị vít, ốc, bulông hoặc rivê bằng những mối dán băng keo tổng hợp. Keo xây dựng gắn một cách bền chắc những khối bê tông làm các công trình xây dựng thêm nhẹ nhàng, thanh thoát và giảm hẳn thời gian thi công…