Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Hướng dẫn sử dụng các hóa chất khử trùng chứa Clo trong công tác phòng chống dịch

Hướng dẫn sử dụng các hóa chất khử trùng chứa Clo trong công tác phòng chống dịchhttp://www.vietnamchemtech.com.vn/chitietTT.asp?cate_id=4&news_id=897
1. Giới thiệu
          Clo (Cl) là một trong những halogen được sử dụng rộng rãi để khử trùng do có hoạt tính diệt trùng cao nhờ phản ứng ôxy hóa khử. Khi hòa tan trong nước, các hóa chất này sẽ giải phóng ra một lượng clo hoạt tính có tác dụng diệt trùng. Các hóa chất có chứa clo thường sử dụng bao gồm:
    -  Cloramin B hàm lượng 25 – 30% clo hoạt tính
    -  Cloramin T
    -  Canxi hypocloride (Clorua vôi)
    -  Bột Natri dichloroisocianurate
    -  Nước Javen (Natri hypocloride hoặc Kali hyphocloride).
2. Sử dụng các hóa chất chứa clo trong công tác phòng chống dịch
    - Trong công tác phòng chống dịch, các dung dịch pha từ các hóa chất chứa clo với nồng độ 0,5% và 1,25% clo hoạt tính thường được sử dụng tùy theo mục đích và cách thức của việc khử trùng. Việc tính nồng độ dung dịch phải dựa vào clo hoạt tính.
    - Vì các hóa chất khác nhau có hàm lượng clo hoạt tính khác nhau, cho nên phải tính toán đủ khối lượng hóa chất cần thiết để đạt được dung dịch có nồng độ clo hoạt tính muốn sử dụng.
    - Lượng hóa chất chứa clo cần để pha số lít dung dịch với nồng độ clo hoạt tính theo yêu cầu được tính theo công thức sau:
Lượng hóa chất 
(gam)
Nồng độ clo hoạt tính của dung dịch cần pha (%) X số lít
= ______________________________

Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng (%)*
X 1000
* Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng luôn được nhà sản xuất ghi trên nhãn, bao bì hoặc bảng hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
    Ví dụ:   Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột cloramin B 25% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 25) x 1000 = 200 gam.
    Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột canxi hypocloride 70% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 70 ) x 1000 = 72 gam.
    Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột natri dichloroisocianurate 60% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 60)  x 1000 = 84 gam.
Bảng1. Lượng hóa chất chứa clo để pha 10 lít dung dịch với các nồng độ clo hoạt tính 
thường sử dụng trong công tác phòng chống dịch
Tên hóa chất 
(hàm lượng clo hoạt tính)
Lượng hóa chất cần để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính
Ghi chú
0,25%
0,5%
1,25%
2,5%
Cloramin B 25%
100g
200g
500g
1000g

Canxi HypoCloride (70%)
36g
72g
180g
360g
Bột Natri dichloroisocianurate (60%)
42g
84g
210g
420g
                       Cách pha: Hòa tan hoàn toàn lượng hóa chất cần thiết cho vừa đủ 10 lít nước sạch.
          Các dung dịch khử trùng có clo sẽ giảm tác dụng nhanh theo thời gian, cho nên chỉ pha đủ lượng cần sử dụng và phải sử dụng càng sớm càng tốt sau khi pha. Tốt nhất chỉ pha và sử dụng trong ngày, không nên pha sẵn để dự trữ. Dung dịch khử trùng chứa clo đã pha cần bảo quản ở nơi khô, mát, đậy kín, tránh ánh sáng.
          * Khử trùng trong bệnh viện và ổ dịch
          Đây là hướng dẫn việc sử dụng các hợp chất có chứa clo trong khử trùng ổ dịch nói chung. Việc chọn hình thức khử trùng nào trong các hướng dẫn dưới đây phải tùy thuộc vào từng loại dịch bệnh và theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế về việc xử lý ổ dịch của từng loại dịch bệnh đó.
    ·  Khử trùng tay ở khu vực điều trị cách ly bệnh nhân: Tại điểm ra, vào khu vực cách ly và cửa ra vào mỗi buồng bệnh, nếu không có các dung dịch diệt trùng nhanh (cồn, lọ dung dịch khử trùng tay) hoặc nước và xà phòng để rửa tay thì phải có chậu đựng dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính để ngâm rửa tay (ngâm tay 1 phút, sau đó tráng bằng nước sạch).  
    ·  Khử trùng bề mặt, vật dụng: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính để lau nền nhà, bề mặt đồ vật, vật dụng v.v. 
    ·  Thảm chùi chân và giầy dép: Tẩm đẫm thảm chùi chân và giày dép bằng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính, đặt trong 1 khay kim loại giữ nước và để trước điểm ra vào khu vực cách ly và hướng dẫn tất cả cán bộ y tế, người nhà bệnh nhân, bệnh nhân, khách đến thăm phải chùi chân, giầy dép bằng dẫm chân lên thảm tẩm dung dịch này mỗi lần ra vào khu vực cách ly nhằm hạn chế tối đa lây lan mầm bệnh ra bên ngoài.
    ·  Khử trùng bô, chậu ô nhiễm mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Ngâm bô, chậu ô nhiễm vào dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong ít nhất 30 phút trước khi đem rửa bằng nước sạch.
    ·  Khử trùng các dụng cụ của bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Ngâm các dụng cụ, quần áo đã sử dụng của bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vào dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong 1 – 2 giờ trước khi đem giặt rửa bằng nước sạch.
    ·  Khử trùng buồng bệnh điều trị bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính để lau nền buồng bệnh, bề mặt đồ vật, vật dụng trong phòng bệnh.
    ·  Khoa phòng điều trị bệnh nhân sau khi tất cả các bệnh nhân ra viện (khử trùng lần cuối): Phải tổng vệ sinh khử trùng nền nhà, tường nhà nơi bệnh nhân điều trị bằng cách phun dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính (liều lượng phun 0,3 - 0,5 lít/m2), sau đó mới được sử dụng trở lại cho tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân khác.
    ·  Xử lý môi trường ô nhiễm khu vực nhà bệnh nhân, khu vực nhà tiêu, cống rãnh, chuồng trại, đường xá, lối đi… tại khu vực ổ dịch: Phun dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính tại những nơi này với liều lượng 0,3 - 0,5 lít/m2.
    ·  Xử lý phân và chất thải của bệnh nhân: Phân và chất thải của bệnh nhân có mang mầm bệnh được khử trùng bằng dung dịch nồng độ 1,25 - 2,5% clo hoạt tính với tỷ lệ 1:1 (ví dụ, 1 lít phân cần xử lý bằng 1 lít dung dịch nồng độ 1,25% clo hoạt tính) trong thời gian ít nhất 30 phút, sau đó đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh hoặc chôn sâu xuống đất cách xa nguồn nước và nhà ở.
    ·  Khử trùng phương tiện chuyên chở bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính phun khử trùng phương tiện với liều lượng 0,3 - 0,5 lít/m2, để trong 1 giờ sau đó rửa kỹ lại bằng nước sạch.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Natri nitrit -NaNO2 - Đức - CN - 25kg - Hóa chất khai khoáng

Natri nitrit -NaNO2 - Đức - CN - 25kg - Hóa chất khai khoáng
http://www.vietnamchemtech.com.vn/chitietSP.asp?id_pro=1633

Natri nitrit, với công thức NaNO2, được dùng như một chất hãm màu và chất bảo quản trong thịt và cá. Ở dạng tinh khiết, nó có dạng bột tinh thể màu trắng hơi ngả vàng. Nó tan rất tốt trong nước và là chất hút ẩm. Nó bị oxi chậm trong không khí thành natri nitrat, NaNO3.
Natri nitrit còn được dùng trong việc sản xuất thuốc nhuộm điazo, các hợp chất nitroso., và các hợp chất hữu cơ khác trong việc nhuộm và in lên vải, tẩy trắng vải trong nhiếp ảnh là chất phản ứng và chất ức chế trong phòng thí nghiệm loại bỏ thiếc và photphat hoá kim loại và trong sản xuất cao su. Nó có thể được dùng như một chất điện phân trong quy trình mài điện, tiêu biểu là dung dịch 10%. Natri nitrit còn đang được dùng trong thuốc chữa bệnh cho người và cho thú y như thuốc giãn mạchthuốc giãn phế quản, và là thuốc giải độc cho ngộ độc xyanua.

Nhận dạng
RA1225000
Thuộc tính
NaNO2
68.9953 g/mol
Bề ngoài
dạng rắn màu trắng
2.168 g/cm3
271 °C (phân huỷ).
82 g/100 ml (20 °C)

Sử dụng
Trong chế độ ăn thông thường của con người Nitrit là một phần của thực đơn bình thường của người, được tìm thấy trong hầu hết các loại rau củ. Rau xà lách và rau diếp có thể chứa hàm lượng co đến 2500 mg/kg nitrat, cải xoăn (302.0 mg/kg) và súp lơ xanh (61.0 mg/kg), hoặc thấp như măng tây. Hàm lượng nitrit trong 34 mẫu rau củ, gồm các loại bắp cải, rau diếp, xà lách, ngò tây, củ cải trong khoảng 1.1 and 57 mg/kg, ví dụ như súp lơ trắng (3.49 mg/kg) và súp lơ xanh (1.47 mg/kg). Các loại rau củ chín làm mất đi nitrat nhưng nitrit thì không Các loại thịt tươi chứa 0.4-0.5 mg/kg nitrit và 4–7 mg/kg nitrat (10–30 mg/kg nitrat trong thịt của động vật được chữa bệnh). Sự hiện diện của nỉtit trong tế bào động vật là kết quả của sự trao đổi mônôxít nitơ (NO), một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng. NO có thể được tạo mới từ enzim tổng hợp NO dùng arginine hay hấp thụ nitrat/nitrit qua đường ăn uống. Hầu hết các nghiên cứu về tác động tiêu cực của nitrit lên con người xảy ra sau khi khám phá ra tầm quan trọng của nitrit lên sự trao đổi chất của con người và sự trao đổi bên trong cơ thể của nitrit.
Phụ gia thực phẩm
Là một phụ gia thực phẩm, nó thoả mãn hai mục đích trong công nghiệp thực phẩm vì nó vừa thay đổi màu sắc của  và thịt đã được bảo quản, vừa ngăn sự phát triển của Clostridium botulinumvi khuẩn gây chứng ngộ độc thịt. Ở EU, nó chỉ được dùng trong hỗn hợp với muối ăn chứa tối đa 0.6% natri nitrit. Nó có số E E250. Kali nitrit cũng có công dụng tương tự.
Trong khi natri nitrit ngăn sự phát triển của vi khuẩn, nó lại là chất độc nếu ở hàm lượng cao đối với động vật kể cả người. LD50 của natri nitrit ở chuột là và LDLo ở người là 71 mg/kg, nghĩa là một người nặng 65 kg sẽ phải hấp thụ ít nhất 4.615 g thì sẽ bị ngộ độc. Để ngăn ngừa, natri nitrit (pha muối ăn) mà được bán như chất phụ gia được nhuộm màu hồng để tránh lầm lẫn với muối ăn hay đường.
Ứng dụng y khoa
Gần đây, natri nitrit được nhận thấy là một cách hiệu quả để tăng lưu lượng máu bằng cách giãn mạch máu, hoạt động như một chất làm giãn mạch. Nghiên cứu đang tiếp tục để kiểm tra tính khả dụng của nó cho việc điều trị thiếu tế bào hình liềm (máu), ngộ độc xyanua, nhồi máu cơ tim, phình mạch máu não, tăng huyết áp phổi ở trẻ nhỏ.
Một hỗn hợp tiêm tĩnh mạch chứa dung dịch natri nitrit được dùng như thuốc điều trị ngộ độc xyanua khẩn cấp.
Chất tham gia tổng hợp
Natri nitrit được dùng để biến đổi amin thnàh các hợp chất điazo. Tính hữu ích của phản ứng này là để đưa các nhóm amino không bền cho phản ứng thế nucleophin, vì nhóm N2 là nhóm thế tốt hơn.
Trong phòng thí nghiệm, natri nitrit còn được dùng để tiêu huỷ natri azua thừa
NaNO2 + H2SO4 → HNO2 + NaHSO4
2NaN3 + 2HNO2 → 3N2 + 2NO + 2NaOH
Đun nóng lên nhiệt độ cao, natri nitrit phân huỷ, giải phóng khí NO, oxi và tạo natri oxit. Điều này có lẽ đã không làm người tự mổ đầu tiên dưới biển chết bởi nồng độ cao CO2 vì natri oxit hấp thụ ít nhất.

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm

Sử dụng men vi sinh trong nuôi tômhttp://www.vietnamchemtech.com.vn/chitietTT.asp?cate_id=4&news_id=882
Việc sử dụng men vi sinh trong nuôi thuỷ sản là hướng đi có ý nghĩa thực tiễn về khía cạnh bảo vệ môi trường và bảo đảm hiệu quả sản xuất.
Qua đó, hạn chế sử dụng thuốc hoá học, hoá chất, kháng sinh trong phòng trừ dịch bệnh mà thay vào đó là tăng cường sử dụng các loại chế phẩm sinh học (men vi sinh), nhằm góp phần đưa nghề nuôi thuỷ sản phát triển bền vững.
Để sử dụng men vi sinh có hiệu quả, người nuôi tôm cần chú ý một số vấn đề sau:
Về thành phần: Trong men vi sinh có 2 thành phần chủ yếu là vi khuẩn có lợi và các chất dinh dưỡng để nuôi vi khuẩn. Chúng gồm các loài như: Bacillus sp, Nitrosomonas, Nitrobacter… chất dinh dưỡng là các loại đường, muối canxi, muối magie…
Về hình thức: Men vi sinh có 2 dạng, dạng nước và dạng bột (hay dạng viên). Thông thường men vi sinh dạng bột có chứa thành phần vi khuẩn có lợi cao hơn so với dạng nước.
Về chủng loại: Men vi sinh có 2 loại, loại dùng để xử lý môi trường (loài vi khuẩn chủ yếu là Bacillus sp, Nitrosomonas, Nitrobacter…) và loại trộn vào thức ăn cho tôm, cá (loài vi khuẩn chủ yếu là Lactobacillus, các loại enzyme…).
Có 2 cách sử dụng men vi sinh trong nuôi thuỷ sản:
+ Đưa trực tiếp vào nước để vi khuẩn men vi sinh lưu trú trong nước.
+ Trộn men vi sinh vào thức ăn.
* Tác dụng của men vi sinh:
Khi đưa men vi sinh vào môi trường nước ao, các vi khuẩn có lợi sẽ sinh sôi và phát triển nhanh. Hoạt động của các vi khuẩn có lợi sẽ có tác dụng cho các ao nuôi tôm như:
- Phân huỷ các chất hữu cơ trong nước (chất hữu cơ là một trong nhiều nguyên nhân làm môi trường nước bị ô nhiễm), phân huỷ xác tảo chết và làm giảm sự gia tăng của lớp bùn đáy ao.
- Giảm các độc tố trong môi trường nước (do các chất khí độc: NH3, H2S, NO2… phát sinh), sẽ làm giảm mùi hôi trong nước, giúp tôm phát triển tốt.
- Nâng cao khả năng miễn dịch của tôm (kích thích tôm sản sinh ra kháng thể).
- Ức chế hoạt động và phát triển của vi khuẩn có hại (các loài vi khuẩn có lợi sẽ cạnh tranh thức ăn và tranh giành vị trí bám với vi khuẩn có hại). Trong môi trường nước, nếu vi khuẩn có lợi nhiều sẽ kiềm hãm, ức chế, lấn át sự phát triển của vi khuẩn có hại. Hạn chế tối đa sự xuất hiện của các loài vi khuẩn có hại trong ao nuôi tôm.
- Giúp ổn định độ pH của nước, ổn định màu nước do vi sinh vật trong men vi sinh hấp thu chất dinh dưỡng hoà tan trong nước nên hạn chế tảo phát triển nhiều, sẽ giảm chi phí bơm thay nước.
- Trong quá trình hoạt động, vi khuẩn trong men vi sinh có khả năng tiết ra một số chất kháng sinh, enzyme… để kiềm hãm hay tiêu diệt mầm bệnh và tảo độc.
Ngoài ra, men vi sinh khi được trộn vào thức ăn có thể nâng cao khả năng hấp thu thức ăn của cơ thể tôm, làm giảm hệ số tiêu tốn thức ăn và phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cho tôm nuôi.
* Cách lựa chọn men vi sinh:
Thực chất có nhiều sản phẩm men vi sinh với thành phần và định lượng “khủng”, nhưng khi xử lý tại ao không mấy tác dụng hoặc phải tăng liều gấp hai hoặc ba lần so với hướng dẫn sử dụng mà kết quả vẫn không như mong đợi.
Ngay cả khi đếm đủ định lượng vi khuẩn thì cũng chưa chắc là sản phẩm sẽ có hiệu quả trong môi trường ao nuôi thực tế vì phụ thuộc vào khả năng sống và phạm vi hoạt động/kiểm soát của từng loài/dòng vi sinh, lượng oxy, thông số lý hoá của đất và nước, tỷ lệ chất nền hữu cơ trong ao.
Bí quyết của một sản phẩm men vi sinh tốt sẽ ở kỹ thuật công nghệ nuôi cấy vi sinh của nhà sản xuất để bảo đảm các dòng vi khuẩn có lợi hoàn toàn tự nhiên, không biến đổi gien và chất lượng ổn định.
Một số dòng vi khuẩn có lợi có khả năng kiểm soát tốt các thành phần dinh dưỡng trong cột nước để duy trì mật độ tảo ở mức thích hợp và hạn chế tảo độc phát triển, hoặc để ngăn ngừa các loại vi khuẩn hại và mầm bệnh tiềm tàng trong ao.
Đối với đáy ao có siphon hoặc không có siphon cũng rất cần những dòng vi khuẩn mạnh để kiểm soát sự tích tụ đáy ao, hạn chế quá trình yếm khí trong ao, giảm các loại khí độc (NH3, H2S) và hơn thế nữa là có thể hình thành các protein vi khuẩn và các floc để làm nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho tôm. Vì thế, người nuôi nên sử dụng kết hợp sản phẩm men vi sinh xử lý đáy và nước để kiểm soát môi trường ao nuôi tốt hơn.
Người nuôi cũng nên lựa chọn các nhà sản xuất có uy tín, chuyên nghiệp và công nghệ vi sinh tiên tiến. Men vi sinh chính là những vi khuẩn sống nên đòi hỏi quy mô thiết bị hiện đại để sản xuất được các sản phẩm thực sự chất lượng cao và ổn định.
Ngoài ra, các nhà sản xuất chuyên nghiệp còn có khả năng truy xuất nguồn gốc mọi thành phần trong sản phẩm từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng.
Song song với hiệu quả xử lý của sản phẩm, người nuôi tất nhiên sẽ lưu tâm tính toán đến liều lượng xử lý và chi phí toàn bộ vụ nuôi. Khi đã chọn được một sản phẩm vi sinh tốt, người nuôi cũng cần quan tâm đến cách dùng sản phẩm: tính toán liều chính xác, định kỳ xử lý hoặc chia liều định kỳ nhỏ lại hoặc tăng liều tuỳ theo điều kiện thông số môi trường và quy trình cho ăn. Thường xuyên theo dõi khay thức ăn và kiểm tra bùn đáy ao để xử lý liều vi sinh thích hợp.
Kỹ sư Trần Ngọc Lãm

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Kali amyl xantat - C5H11OCSSK - TQ-90%-25kg - Hóa chất khai khoáng

Kali amyl xantat - C5H11OCSSK - TQ-90%-25kg - Hóa chất khai khoáng
http://www.vietnamchemtech.com.vn/chitietSP.asp?id_pro=1614

Kali Amyl xantat có dạng bột màu xám nhạt hoặc màu vàng nhạt hoặc viên có mùi hăng đặc trưng, hòa tan trong nước. Kali amyl xanthate được sử dụng rộng rãi trong quá trình tuyển nổi khoáng sản kim loại màu, kim loại mạnh, tốt nhất cho tuyển nổi khoáng sản oxit, ví dụ như: quặng oxit đồng và quặng chì. kali xanthate amyl là thuốc tuyển nổi chính của quặng đồng-niken sunphua và pyrit có lượng vàng cao v.v

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Natri sunphua tinh thể - Na2S.9H2O - TQ-CN-25kg - Hóa chất công nghiệp

Natri sunphua tinh thể - Na2S.9H2O - TQ-CN-25kg - Hóa chất công nghiệp.http://www.vietnamchemtech.com.vn/chitietSP.asp?id_pro=1601
Natri sulfua là tên gọi cho hợp chất hoá học Na2S, nhưng thông thường là dành cho muối hiđrat Na2S·9H2O. Cả hai muối đều không màu và tan trong nước tạo dung dịch có tính bazơ. Khi gặp không khí ẩm, Na2S và các muối hiđrat của nó đều giải phóng hiđrô sunfua có mùi trứng thối hay trung tiện. Tổng quát, cái tên thương mại natri sulfua không tồn tại duy nhất, nhưng được ghi rõ là Na2xH2O, trong đó hàm lượng Na2S cũng được xác định. Loại thường gặp chứa khoảng 60% Na2S về khối lượng, nghĩa là x xấp xỉ bằng 3. Loại dùng trong kĩ thuật có bề ngoài màu vàng. Các loại này đều được bán ngoài chợ dưới tên vụn natri sulfua. Mặc dù ở thể rắn có màu vàng, các dung dịch của natri sulfua đều không màu.

Sử dụng
Nó được dùng chủ yếu trong công nghiệp giấy và bột giấy trong chu trình Kraft. Nó dùng để xử lý nước như chất loại bỏ tạp chất oxi, trong công nghiệp nhiếp ảnh để ngăn các dung dịch tráng phim khỏi oxi hoá, làm chất tẩy trong công nghiệp in ấn, làm tác nhân khử clo và lưu huỳnh, và trong nghề da để sulfit hoá các sản phẩm thuộc da. Nó được dùng làm tác nhân tạo gốc sulfometyk và sulfonat trong sản xuất hoá chất. Nó được dùng trong sản xuất hoá chất cao su, thuốc nhuộm sulfua và các hợp chất hoá học khác. Ngoài ra nó còn được dùng trong nhiều ứng dụng khác như tách quặng, thu hồi dầu, bảo quản thực phẩm, chế thuốc nhuộm, và chất tẩy.