Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Kali dicromat - K2Cr2O7 - TQ - CN - 25kg - Hóa chất công nghiệp

Kali dicromat - K2Cr2O7 - TQ - CN - 25kg - Hóa chất công nghiệp
http://vietnamchemtech.com.vn/chitietSP.asp?id_pro=1932
KALI    DICROMAT

Kalium bichromicum         Potassium bichrmate       Kalium bichromat
                              K2Cr2O7                                        TLPT   294,22
   Tính chất
   K2Cr2O7  là những tinh thể hình kim hoặc hình phiến, thuộc hệ tam tà, không ngậm nước, mà đỏ da cam, trọng lượng riêng 2,7. Tan trong nước, không tan trong rượu. Dung dịch màu đỏ vàng của K2Cr2O7 làm cho giấy quì có màu đỏ. Khi đun sôi dung dịch có màu đỏ thẫm đậm. Ở 3950 K2Cr2O7 nóng chảy thành chất lỏng màu nâu sẫm. Để nguội, chất lỏng này đông thành một khối tinh thể. Ở nhiệt độ nung nóng trắng nó phân huỷ thành Cr2O3, O2 và K2CrO4.
Ứng dụng: Kali dichromat được ứng dụng trong các ngành thuộc da, xi mạ, bảo quản gỗ, in ấn, bảo quản kim loại, chống ăn mòn, vật liệu tạo màu trong pháo hoa....

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Sorbitol bột - C6H14O6 - Thực phẩm - 25kg - Pháp - Phụ gia thực phẩm

Sorbitol bột - C6H14O6 - Thực phẩm - 25kg - Pháp - Phụ gia thực phẩm
http://vietnamchemtech.com.vn/chitietSP.asp?id_pro=1925

Sorbitol (E420i) thuộc nhóm phụ gia tạo vị ngọt, được phép sử dụng trong thực phẩm. Ngoài ra còn có tác dụng tạo độ bóng và giữ độ ẩm cho thực phẩm.
Thông thường, Sorbitol được tách chiết từ tự nhiên ( táo, lê, đào, mận khô, dâu rừng…). Trong công nghiệp, Sorbitol được sản xuất từ glucose dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất cao, hydro hóa với niken (Ni), nói nôm na là đường glucose được hydro hóa với xúc tác Ni sẽ tạo thành Sorbitol.
Sorbitol
Trạng thái của phụ gia tạo ngọt Sorbitol
Sorbitol có một hương vị ngọt mát và có vị ngọt giống 60% so với đường mía (đường Saccharose). Nó có thể được cho thêm vào trong bánh kẹo, thực phẩm và bánh sôcôla để tránh thực phẩm bị khô và cứng bằng độ ẩm của nó và khả năng ổn định tốt. Mặt khác nó có thể giữ được hương thơm và không bị bay hơi.
Sorbitol được sử dụng như chất làm ngọt trong nhiều sản phẩm, nó cũng là kem dưỡng ẩm tốt và ổn định bên cạnh việc mang lại hương vị ngọt ngào
Sorbitol còn là một hương vị lý tưởng để sản xuất bánh quy với màu sắc tươi sáng và không phải lo lắng về màu sắc, và nó cũng rất tốt khi kết hợp sử dụng với các chất phụ gia khác như đường mía, protein hay chất béo thực vật.
Công thức hóa học: C6H14O6
Công thức phân tử
Tìm hiểu về Phụ gia tạo ngọt Sorbitol
Công thức phân tử của Sorbitol

Tính chất

Sorbitol là một sản phẩm màu trắng, không mùi, có vi ngọt dễ chịu, hòa tan tốt trong môi trường nước và rượu nhưng không hòa tan trong dung môi hữu cơ. Điều lí thú là Sorbitol không có tính khử, không thể lên men được và rất bền trước sự tấn công của vi khuẩn.
Sorbitol có khả năng tạo phức với kim loại nặng góp phần cải thiện việc bảo quản các sản phẩm béo.

Vai trò của Sorbitol trong thực phẩm

  • Làm giảm điểm đóng băng của kem giúp cho kem mềm hơn.
  • Được sử dụng như một chất giữ ẩm và tạo độ nhớt, tạo bóng, kiểm soát hiện tượng kết tinh đường mía.
  • Không xảy ra phản ứng caramel hóa nên có thể cải thiện cảm quan của nước trái cây.
  • Thường được sử dụng trong công thức sản xuất kẹo để giảm chi phí.
  • Độ nhớt của syrup Sorbitol hữu ích trong việc làm chậm kết tinh.
Trong công nghệ sản xuất bánh: 
  • Sorbitol là chất giữ ẩm và bảo vệ bề mặt bánh nướng.
  • Làm chậm quá trình lên men.
  • Tăng khả năng chống chịu nhiệt cho bánh làm chậm xảy ra phản ứng caramen để bánh khỏi bị cháy khi lớp ruột bên trong chưa chín tới.
  • Giảm kết tinh vón cục tạo cấu trúc mềm xốp cho bánh.
  • Tăng khả năng hút ẩm giúp bánh nướng không bị khô và nứt nẻ.
  • Làm chậm quá trình kết tinh saccharose.

Bảng liều lượng sử dụng trong thực phẩm

  STT   Nhóm thực phẩm   ML
  1   Sữa lên men (nguyên chất)   GMP
  2   Quả tươi đã xử lý bề mặt   GMP
  3   Quả khô   5000
  4   Rau, củ lên men (bao gồm nấm, rễ, thực vật thân củ và thân rễ, đậu, đỗ, lô hội) và sản phẩm rong biển lên men không bao gồm sản phẩm đậu tương lên men của mã thực phẩm 06.8.6, 06.8.7, 12.9.1, 19.9.2.1, 12.9.2.3   GMP
  5   Hỗn hợp cacao (bột) và bánh cacao   GMP
  6   Sản phẩm cacao, sô cô la   GMP
  7   Mỳ ống, mì dẹt đã được làm chín và các sản phẩm tương tự   GMP
  8   Các nhóm thực phẩm theo ghi chú 500   GMP


Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Những công ty hóa chất hàng đầu thế giới trong năm 2014

Những công ty hóa chất hàng đầu thế giới trong năm 2014
http://vietnamchemtech.com.vn/chitietTT.asp?cate_id=7&news_id=1261
Theo kết quả một cuộc khảo sát của Tạp chí Chemical & Engineering News (Mỹ), Công ty hóa chất BASF (CHLB Đức) hiện đứng đầu danh sách 50 công ty hóa chất lớn nhất thế giới trong năm 2014.
Hoa chat
BASF đã lọt vào bảng xếp hạng này của Chemical & Engineering News trong suốt 9 năm liên tiếp vừa qua và thực sự là công ty hóa chất lớn nhất toàn cầu hiện nay. Năm 2013, BASF đạt doanh số 78,6 tỷ USD, cao hơn 17,8 tỷ USD so với Sinopec - công ty đứng thứ hai trong bảng xếp hạng.
Hơn nữa, BASF cũng là công ty lớn ở mọi khu vực trên thế giới. Chỉ riêng bộ phận sản xuất kinh doanh của BASF ở Bắc Mỹ cũng đạt doanh số tương đương công ty xếp hạng thứ 14 trong danh sách 50 công ty hóa chất hàng đầu nói trên. Có thể nói, bất cứ yếu tố kinh tế nào khiến cho doanh số của BASF giảm sút thì cũng sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với hầu hết tất cả các công ty hóa chất lớn khác trên thế giới.
Công ty đứng sau BASF trong bảng xếp hạng là Tập đoàn Sinopec (Trung Quốc). Năm trước, Sinopec mới đứng ở vị trí thứ 3, nhưng nhờ tăng trưởng doanh số 5,0% và nhờ đồng nhân dân tệ tăng giá nên năm nay Sinopec đã vượt qua Tập đoàn DuPont của Mỹ để chiếm vị trí thứ 2. Trong thư gửi cổ đông hàng năm, vừa qua Tổng giám đốc Sinopec cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh hóa chất của Tập đoàn đã giúp giảm thiểu những tác động bất lợi của điều kiện thị trường khó khăn trong năm qua, ông ta cũng tin tưởng kinh tế Trung Quốc sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nhờ những cải cách kinh tế cho phép thị trường đóng vai trò quyết định hơn trong việc phân phối các nguồn lực. Hơn nữa, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang tiếp diễn tại Trung Quốc sẽ hỗ trợ sự tăng trưởng ổn định của nhu cầu dầu mỏ và các sản phẩm hóa dầu tại nước này.
Công ty Saudi Basic Industries Corp. thuộc Arập Xê-út là công ty đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng 50 công ty hóa chất hàng đầu thế giới. Tương tự như Sinopec, Công ty này cũng đã chiếm vị trí của Công ty Shell Chemicals (Mỹ) nhờ tăng doanh số 3,1%, trong khi doanh số của Shell Chemicals giảm 7,6%.
Năm 2013 không phải là năm tồi tệ đối với ngành công nghiệp hóa chất thế giới nói chung. Tổng thu nhập của 50 công ty hóa chất lớn nhất thế giới trong năm qua đã tăng 1,7%, đạt 980,5 tỉ USD.
Đối với 47 công ty đã nộp báo cáo tổng kết năm trong số 50 công ty nói trên, lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh hóa chất đã tăng 3,7%, đạt 93,8 tỷ USD. Biên lợi nhuận trung bình của nhóm này là 10,3%, cao nhất kể từ năm 2011 và cao hơn 9,0% so với mức trung bình kể từ năm 1991.
Theo đánh giá của Chemical & Engineering News, phần lớn các công ty hóa chất châu Âu đều đạt kết quả yếu, nhiều công ty bị giảm thu nhập. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên trong bối cảnh châu Âu vẫn đang vất vả tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế.
Tuy nhiên, các công ty châu Âu tập trung vào hóa chất chuyên dụng đã đạt kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn các công ty hóa chất khác. Trong khi đó, những công ty nào càng tập trung vào hóa chất cơ bản và chất dẻo thì kết quả hoạt động trong năm càng yếu kém, đặc biệt dưới áp lực cạnh tranh đến từ lĩnh vực sản xuất khai thác khí đá phiến tại Mỹ. Cụ thể, Công ty hóa dầu Eni của Italia là công ty duy nhất báo lỗ trong số 50 công ty hóa chất hàng đầu thế giới. Mặt khác, công ty sản xuất hóa chất chuyên dụng DSM là một trong số ít công ty hóa chất châu Âu đã tăng được thu nhập trong năm qua.
Các công ty Mỹ trong danh sách nói trên tuy không đạt tốc độ tăng trưởng cao, nhưng đạt biên lợi nhuận cao nhất trong ngành. Mặc dù được lợi nhiều nhờ hoạt động khai thác khí đá phiến đang phát triển mạnh, khí đá phiến giá rẻ không phải là nguyên nhân duy nhất mang lại thành công cho công nghiệp hóa chất Mỹ. Quá trình tái công nghiệp hóa ở Mỹ - quá trình xây dựng mới và mở rộng các nhà máy tiêu thụ hóa chất – đang tạo ra động lực nhu cầu rất có lợi cho công nghiệp hóa chất nước này. Trong tương lai, nhu cầu này cũng giúp giảm thiểu những dao động mạnh nếu thị trường năng lượng trở nên mất ổn định.
Một xu hướng lớn hiện nay đối với các công ty hóa chất lớn nói trên là xu hướng tập trung vào những sức mạnh trọng tâm. Các công ty hóa chất lớn đang tìm cách tập trung tăng cường cho những lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà họ đã có hoặc giảm bớt những lĩnh vực mà họ không còn muốn duy trì. Ngành công nghiệp hóa chất thế giới hiện nay đã không còn mong muốn thực hiện các vụ mua bán sát nhập với mục đích chuyển đổi các công ty lớn thành các công ty lớn hơn.
Nguồn Chemical & Engineering News

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

Kỹ thuật làm nến

Nến (hay đèn cầy) được sản xuất với nguyên liệu chính là parafin wax (thời xưa có thể là một số nguyên liệu khác), ở giữa có đặt một tim nến bắng cotton.
Parafin
Về mặt hóa học, Parafin là tên gọi chung cho nhóm các hydrocacbon dạng ankan với phân tử lượng lớn có công thức tổng quát CnH2n+2, trong đó n lớn hơn 20. Parafin được Carl Reichenbach phát hiện ra trong thế kỷ 19.
Loại nhiên liệu mà tiếng Anh-Mỹ gọi là kerosene (dầu hỏa) thì trong tiếng Anh-Anh, cũng như trong phần lớn các phiên bản tiếng Anh của Khối thịnh vượng chung Anh, được gọi là paraffin oil (hay paraffin), còn dạng rắn của parafin được gọi là paraffin wax (sáp parafin).
Nhìn chung, ngày nay loại parafin làm nguyên liệu cho đèn cầy được sản xuất chủ yếu từ dầu mỏ.
 
Bạn có thể tham khảo thêm ở trang web: http://www.candles.org để biết thêm các chi tiết về công việc sản xuất
 

Cách làm:
 

Thân nến làm bằng parafin có thể mua parafin tại các cửa hàng hoá chất hoặc mua loại nến rẻ tiền để lấy parafin.
 

Chất tạo màu cho thân cây nến là những chất màu có thể tan trong parafin nóng chảy như metyl xanh (màu xanh), auramin (màu vàng), rodamin, eosin (màu đỏ)…
 

Cũng có thể tạo màu cho thân cây nến bằng cách đơn giản là dùng phấn màu để bôi lên cây nến.
 

Bấc nến làm sợi bông, sợi lanh … không dùng sợi tổng hợp. Để bấc cháy không có tàn cần tẩm bấc bằng dung dịch natriborax hoặc natriphophat rồi phơi khô.
 

Chất tạo màu cho ngọn lửa là các muối vô cơ.
 

Hoà tan riêng từng muối vô cơ vào nước để được dung dịch bão hoà. Tẩm bấc vào dung dịch muối bão hoà rồi phơi khô.
 

Khi cháy ngọn lửa có màu như sau:
 

- KCl hay KNO3: màu tím (bởi K+)
 

- NaCl hay NaNO3: màu vàng (bởi Na+)
 

- LiCl hay LiNO3: đỏ thắm (bởi Li+)
 

- CaCl hay Ca(NO3)2: màu đỏ gạch (bởi Ca2+)
 

- BaCl2 hay Ba(NO3)2: xanh nõn chuối (bởi Ba2+)
 

- CuCl hay CuSO4: xanh da trời (bởi Cu2+)
 

Chất thơm: dùng nước hoa hay tinh dầu có thể hoà tan vào parafin khi nóng chảy.
 

Khi đã chuẩn bị xong parafin để làm thân cây nến có màu và có mùi thơm bấc nến tẩm dung dịch muối vô cơ tạo màu cho ngọn lửa, ta tiến hành đổ khuôn để đúc thành cây nến.
 

Khuôn nến có thể dùng các ống bằng kim loại hay chất dẻo đã có sẵn hoặc gò bằng sắt tây.
 

Đặt bấc vào khuôn, sao cho đúng tâm rồi cố định phía dưới và phía trên. Nấu chảy parafin rồi đổ vào khuôn. Để nguội và tháo khuôn.
 

Parafin nóng chảy ở 50 – 550C nhưng cần đun quá nhiệt độ này. Thường đổ khuôn ở 60 – 650C. Nếu đổ khuôn ở nhiệt độ thấp hơn, parafin sẽ đông cứng nhanh và bề mặt nến không nhẵn. Ở nhiệt độ cao hơn, độ nhớt quánh của parafin thấp làm nó dễ chảy qua các khe hở của khuôn.
 

Có thể đúc cây nến có nhiều màu, mỗi khúc một màu hoặc có vân bằng cách đúc từng khúc hay trộn các màu.
 

Cũng có thể dùng một chất để vừa tạo màu cho thân cây nến vừa tạo màu cho ngọn lửa. Thí dụ như:
 

- Nến xanh lá cây: Dùng Crom (III) oxit. Màu ngọn lửa cũng xanh lá cây do ion Cr3+. Điều chế chất này bằng cách nhiệt phân muối amoni đicromat hoặc nung nóng natriđicromat với lưu huỳnh.
 

- Nến vàng: Dùng natricromat làm màu cho thân nến. Ngọn lửa cũng vàng nhờ ion Na+.
 

Trong những ngày lễ lớn chúng ta được xem những màn pháo hoa rực rỡ, muôn màu. Pháo hoa cũng được chế tạo theo nguyên tắc trên.
 

Hướng dẫn khác:

Nguyên liệu : parafin lỏng (C20-30) (95%), màu, hương liệu (1%), acid stearic (4%).

Cách làm: Sáp mua về có dạng hơi rắn, đun nhẹ cho chảy rồi cho acid stearic vào, khuấy 1 lúc được hỗn hợp lỏng nhưng hơi sệt, cho màu và hương liệu vào, trước khi nến đông lại có thể bỏ vật trang trí vào tuỳ ý, cuối cùng cắm dây nến và đợi nến khô.

Tất cả nguyên liệu có thể tìm mua ở chợ Kim Biên.
 

Co duoc cay nen mau that la dep. Nhung neu nhu ngon lua dot len co mau theo y thich thi that la dep hon nua. Minh xin gioi thieu cho ban tao ngon lua co mau tuy thich.

NGUYEN LIEU :

tim den: bang vai bong, soi lanh.

muoi vo co natri borat hay natri phosphat.

Cach lam :

Tim xe soi, va đe tim khi chay ko de lai tan ban co the tam them dd natri borat hoac natri phosphat , phoi kho. Sau do tien hanh tao mau cho ngon lua.

TAO MAU CHO NGON LUA :

tao mau cho ngon lua bang cach ngam tim vao dung dich bao hoa muoi vo co can thiet :

VD : muon co mau tim : thi ngam vô dd muoi KCl hay KNO3

Mau vang : NaCl NaNO3

Mau do tham : LiCl, LiNO3

Mau do gach : CaCl CaNO3

Mau xanh da troi : CuCl2, CuNO3

Mau xanh non chuoi : BaCl2, BaNO3

Tiep theo phoi kho tim va chuyen sang giai doan do khuon voi sap Parafin.

KHUON : bang ong kim loai hay vat lieu co dang theo y thich.

Chu y : Khi do khuon fai dat tim ngay tren duong truc qua tam cua Nen.