Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Những điều cần biết trước khi mua natri xyanua

Những điều cần biết trước khi mua natri xyanua
http://vietnamchemtech.com.vn/chitietTT.asp?cate_id=4&news_id=1237

Xyanua (Cyanide) được tìm thấy trong các ngành công nghiệp khai khoáng … Xyanua cũng có thể được sinh ra vi khuẩn, nấm, hoặc trong 1 số thức ăn và thực vật. Natri xyanua (hợp chất từ kim loại phản ứng với xyanua) là hóa chất được dùng trong công nghiệp đặc biệt là ngành công nghiệp khai khoáng và xi mạ. Tuy nhiên hợp chất này có độc tính cao nên người dùng cần tìm kiểu trước khi quyết định mua natri xyanua.



Cơ chế phản ứng khi bị nhiễm độc mà người mua natri xyanua phải nắm rõ
Khi mua natri xyanua, người sử dụng cần nắm rõ cơ chế phản ứng khi bị nhiễm độc hóa chất này. Xyanua thường dẫn tới ức chế hệ thống cytochrome, ngăn chặn sự trao đổi oxy hóa và gây tử vong. Với một lượng nhỏ tầm 50mg xyanua, người nhiễm độc sẽ tử vong trong thời gian ngắn.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm độc cần biết trước khi mua natri xyanua
Cơ sở sản xuất trong ngành xi mạ thường mua natri xyanua với số lượng lớn để làm nguyên liệu cho quá trình xi mạ kim loại. Vì vậy cần tìm hiểu rõ những dấu hiệu này để nhanh chóng phát hiện và chữa trị cho công nhân trong cơ sở vô tình nhiễm độc xyanua.

Natri xyanua được dùng trong công nghiệp xi mạ
Người bị nhiễm độc xyanua thường được phân thành 3 phản ứng:
Kích động: là giai đoạn khi mới nhiễm độc xyanua. Người bị nhiễm độc xyanua có biểu hiện lo lắng, khó thở và nhịp đập nhanh. Nếu phát hiện trong giai đoạn này, người bị nhiễm độc sẽ tránh được nguy cơ tử vong cao.
Ức chế: là giai đoạn thứ hai sau khi nhiễm độc xyanua. Người bị nhiễm độc xyanua trong giai đoạn này thường co giật, nhịp đập chậm hơn và huyết áp tụt thấp.
Suy nhược: là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao. Người bị nhiễm độc xyanua, độ bão hòa oxy cao trong máu, mất phản xạ, trụy tim mạch và dẫn đến tử vong.
Bởi vậy khi mua natri xyanua, người tiêu dùng cần nắm chắc các phản ứng trên để đảm bảo phát hiện kịp thời và đưa đi chữa trị khi bị nhiễm độc hóa chất cực độc này.

Tìm hiểu các bước xử lý nhiễm độc trước khi mua natri xyanua
Khi mua natri xyanua, người tiêu dùng cần lường trước những sự việc nhiễm độc không mong mốn. Luôn đặt bộ sơ cứu y tế, và học khóa sơ cứu để kịp thời xử lý cho người bị nhiễm độc xyanua.

Cần hiểu rõ những bước xử lý nhiễm độc natri xyanua
Nếu phát hiện người bị nhiễm độc xyanua, đầu tiên cần ống nội khí quản, hoặc ống thở oxy cho người bệnh.
Hồi sinh tim phổi và thải bỏ chất độc khỏi đường tiêu hóa của người bị nhiễm độc.
Cho người bị nhiễm độc hít 0.2 ml amyl nitrate perles mỗi phút cho đến khi đặt được đường truyền tim mạch.
Tiêm 10ml dung dịch 3% natri nitrate.
Cuối cùng, tiêm 50ml dung dịch 25% natri thiosulfate cho người bĩ nhiễm độc và theo dõi nồng độ methemoglobin trong máu.
Những bước xử lý này cần đến kinh nghiệm và hiểu biết trong y tế, cấp cứu nên rất ít người ngoài ngành có khả năng thực hiện. Vì vậy khi mua natri xyanua, người sử dụng cần đảm bảo hạn chế tối thiểu tiếp xúc trực tiếp với hóa chất này. Biện pháp phòng tránh tốt nhất là luôn sử dụng đồ bảo hộ, găng tay bảo hộ khi tiếp xúc với natri xyanua.

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Niken sunphat - NiSO4.6H2O - Đài loan - CN - 25kg - Hóa chất ngành mạ

Niken sunphat - NiSO4.6H2O - Đài loan - CN - 25kg - Hóa chất ngành mạ
http://vietnamchemtech.com.vn/chitietSP.asp?id_pro=1769

Công thức phân tử: NiSO4.6H2O
Khối lượng phân tử: 262.85
Đặc tính: Có 3 loại của sản phẩm này là: hexahydrate hợp chất chứa sáu phân tử nước, heptahydrate hợp chất chứa bảy phân tử nước và anhydride. Hexahydrate là tinh thể màu lục hoặc màu xanh, tỉ trọng :2.07g/cm3, hòa tan trong nước và ethanol. Anhydride: tinh thể màu vàng xanh hòa tan trong nước, ethanol and aether.
Heptahydrate: Tinh thể màu xanh trong suốt, tỉ trọng :1.948g/cm3, hòa tan trong ethanol.
Ứng dụng: Sử dụng chủ yếu trong công nghệ mạ sắt, dược phẩm, hóa học vô cơ, công nghệ nhuộm màu v.v…
Bao bì: Đựng trong bao, khối lượng tịnh: 25kg.


Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Eterset 2503 nhựa polyeste không no - unsaturated polyester - Đài loan - CN - 220kg


Eterset 2503 nhựa polyeste không no - unsaturated polyester - Đài loan - CN - 220kg
http://vietnamchemtech.com.vn/chitietSP.asp?id_pro=1738
Eterset 2503 là polyester không no là loại polymer có mang orthophtalic trong mạch chính, có 30-35% styrene monomer, pha sẵn 0,5 % chất xúc tiến Cobalt nathtalene, dùng đóng rắn là methylethylketoneperoxide (MEKPO- loại 55%) với lượng 1%.
Các thông số kỹ thuật khác của nó trước khi dùng :
Chỉ số acid : 20-28 KOHml/g
Hàm lượng chất bốc: 35-40 %
Màu: hồng đục ( loại có pha parafin wax), trong ngã tím ( không parafin wax nhưng có pha sẵn chất xúc tiến)
Thời gian gel ( ở nhiệt 30oC, ẩm RH=60%, với 1% xúc tác MEKPO ): 30 phút.
Nhựa chủ yếu dùng tại việc Nam cho gia công theo kiểu "hand lay up"- nghĩa là lăn ép bằng tay. Không thấy nhựa dùng cho gia công theo kiểu đúc chảy, ép hút chân không.

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Máng đãi bắt vàng bằng đồng mạ bạc 50x30cm (Mạ 6,2g Ag)



Máng đãi bắt vàng bằng đồng mạ bạc 50x30cm (Mạ 6,2g Ag)

Chi tiết tại: http://vietnamchemtech.com.vn/chitietSP.asp?id_pro=1728
Máng đãi vàng đóng bằng gỗ với kích thước: dài 3 - 4m, rộng 50 cm. Dùng bao tải hoặc vải thô lót đáy máng và dùng các thanh gỗ nhỏ gắn ngang các bậc thành gờ để chắn quặng sao cho sau mỗi mẻ đãi có thể tháo lắp thật dễ dàng. Máng đãi rất thích hợp đối với nhóm làm việc quy mô gia đình, hoặc những người làm vàng có sự thân thiết, tin cậy nhau. Ở một số mỏ vàng nước ta như Bồng Miêu (Quảng Nam - Đà nẵng), Trà Năng (Lâm Đồng) v.v... đã dùng loại công cụ này để đãi có kết quả tốt. Người ta đặt máng nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang, độ nghiêng tùy theo lưu lượng và tốc  độ dòng chảy. Thông thường, độ nghiêng vừa phải là 0,10, tức là cứ mỗi mét chiều dài của máng có chênh lệch nhiều cao 10cm. Nơi đầu máng có nguồn nước chảy vào nên để quặng tập kết thành đống tại đấy để tiện xúc vào máng đãi. Ở nơi có khe suối, người ta tìm cách bắt dòng nước chảy vào máng đãi rất thuận. Nhưng ở nơi không có suối phải dùng bơm để đưa nước vào. Mỗi máng đãi theo quy trình này cần tối thiểu ba người làm, hai người xúc khoáng vật đổ vào máng, một người chuyên khuấy và kiểm tra toàn hệ thống máng nhằm đảm bảo không bị nghẽn tắc.
Tùy địa hình cụ thể, máng có thể đặt thẳng, có thể đặt gấp khúc. Nếu dòng nước quá mạnh thì chính nơi gấp góc trở thành một thuận lợi cho quặng dễ lắng đọng. Ở cuối máng, người ta căng một bao tải khác để chắn quặng, tránh vàng thất thoát theo dòng nước. Dùng bao tải vừa rẻ tiền vừa dễ thoát nước, mà sợi bao lại bắt dính các hạt quặng nhỏ làm cho chúng không thoát mất theo nước ra ngoài.
Đãi xong một mẻ, người ta gỡ các bao tải khỏi máng và đem rũ trong một chậu nước để thu quặng màu đen có lẫn vàng. Công việc cuối cùng - sau nhiều mẻ đãi - đem đãi tinh sa khoáng nặng ở đáy chậu, sẽ lấy được vàng cục và vàng cám.
Theo kinh nghiệm của nhân dân, mỗi ngày trung bình một nhóm 3 - 4 người dùng máng có thể đãi được không 8 - 10m3 đất đá có chứa vàng.

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Khai thác khoáng sản thô: Lợi nhuận chảy vào túi doanh nghiệp

Thời gian gần đây, chuyện Công ty TNHH thương mại vàng Phước Sơn (thuộc Tập đoàn Besra) đổ nợ hàng chục tỷ đồng đã làm “nóng” dư luận về vấn đề khai thác khoáng sản thô trong nước. Thực tế nhiều năm qua đã minh chứng lợi nhuận từ việc khai thác này chỉ có doanh nghiệp (DN) được lợi, còn thiệt hại địa phương lãnh đủ.
http://www.vietnamchemtech.com.vn/chitietTT.asp?cate_id=1&news_id=1116


Thời gian gần đây, chuyện Công ty TNHH thương mại vàng Phước Sơn (thuộc Tập đoàn Besra) đổ nợ hàng chục tỷ đồng đã làm “nóng” dư luận về vấn đề khai thác khoáng sản thô trong nước. Thực tế nhiều năm qua đã minh chứng lợi nhuận từ việc khai thác này chỉ có doanh nghiệp (DN) được lợi, còn thiệt hại địa phương lãnh đủ.

GÓP CỔ  PHẦN, NGƯỜI DÂN LÃNH NỢ
Những ngày qua, cuộc sống của hàng trăm hộ dân ở “thiên đường vàng” Phước Sơn (huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) bị đảo lộn vì Công ty TNHH thương mại vàng Phước Sơn xù nợ. Bức xúc, ngày 26-12-2013 hơn 200 người từ bà bán rau, cô hàng tạp hóa đến đại diện các công ty lớn, nhỏ cùng kéo đến bao vây Nhà máy vàng Đắk Sa gây áp lực mong đòi được nợ.
Ngoài những tiểu thương nhỏ lẻ, DN này còn nợ Công ty Quảng An 18 tỷ đồng. Quảng An được thành lập trên cơ sở trở thành đối tác chính của Công ty vàng Phước Sơn nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, vận chuyển quặng, cho thuê máy móc thiết bị... Ngoài vốn tự có và vay ngân hàng, còn lại là của người dân địa phương hùn vào với tư cách cổ đông. Đầu năm 2013 công ty thay đổi giám đốc, từ đó số nợ của đối tác bắt đầu chậm trễ và có dấu hiệu “xù”. Vì vụ đổ nợ động trời này, ông Đỗ Ngọc Thắng - Chủ tịch UBND thị trấn Khâm Đức - đã viết đơn xin từ chức để đi đòi nợ cho những cổ đông góp vốn vào Công ty Quảng An của ông.
TRĂM HẠI ĐỔ RA MÔI TRƯỜNG
Nước ta có nguồn quặng sa khoáng titan khá lớn, tập trung chủ yếu ở vùng ven biển các tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Phú Yên... với tổng trữ lượng khoảng 664 triệu tấn quặng tinh. Trong đó, 83% sa khoáng titan tập trung ở những địa phương có tầng cát đỏ như Ninh Thuận, Bình Thuận và phía bắc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo thống kê, đến nay có 38 khu mỏ và 18 xưởng sàng lọc tinh quặng của 40 đơn vị đăng ký khai thác sa khoáng titan, cho ra đời 2 triệu tấn/năm.
Bình Thuận có trữ lượng titan gần 600 triệu tấn ở tầng sâu 100 mét, lớn nhất Đông Nam Á nên tình trạng khai thác trái phép diễn ra khá phổ biến. Lâu nay các dự án chỉ tận thu bề mặt chừng 3 - 5 mét với khoảng 1 triệu tấn. Toàn bộ quá trình được thực hiện theo kiểu “cuốn chiếu”: dùng nguồn nước ngầm tại chỗ tuyển quặng titan, xong hoàn thổ và khai thác tiếp vị trí kế cận. Điều này vô tình tạo ra những hồ chứa bùn không cố định, mọc lấn theo vị trí khai thác từng ngày. Do khí hậu nắng nóng quanh năm, nguồn nước ngọt ở đây càng trở nên quý hiếm trong khi việc sàng lọc titan cần rất nhiều nước nên nhiều công ty lén lấy nước biển đãi titan để giảm chi phí. Việc làm này khiến đất đai sau khai thác trở nên khô cằn, mất chất dinh dưỡng... Muốn cải tạo lại phải tốn rất nhiều chi phí và nước ngọt vốn đã khan hiếm tại địa phương.
Đã có bốn vụ vỡ hồ chứa bùn của các công ty khai thác sa khoáng titan gây ảnh hưởng đến tài nguyên đất, nước ngầm của khu vực. Theo Cục Thẩm định đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường), việc khai thác titan thô tàn phá cảnh quan thiên nhiên, nguồn nước ngọt bị ô nhiễm, nhiễm mặn, dễ gây hiện tượng hoang mạc hóa khiến đường giao thông nhanh xuống cấp do quá trình vận chuyển. Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư dự án khai thác titan không hoàn thổ như hiện trạng ban đầu, lơ là trong khâu gia cố hồ chứa bùn, đến khi xảy ra sự cố thì người dân địa phương lãnh đủ.
Ngoài ra, việc khai thác vàng thô cũng “nóng” không kém, góp phần tàn phá môi trường trong khi chỉ mang lại lợi ích rất nhỏ cho cộng đồng. Vàng là kim loại có phế thải khi khai thác lớn nhất do độ quý hiếm của nó. Để có 1 ounce (28,35g) vàng thành phẩm phải đào 79 tấn đất đá. Hiện có ba phương pháp chính tách vàng ra khỏi quặng gồm: xianua, amangam và cupen. Tất cả đều thải ra những chất vô cùng độc hại như xianua, thủy ngân, chì. Trung bình, để làm ra một chiếc nhẫn vàng bình thường có đến 18 tấn phế thải xả ra môi trường.
Từ khi tin đồn rừng phòng hộ đầu nguồn ở xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định có mỏ vàng, nhiều người kéo đến tàn phá, đào bới, lật tung rừng mong đổi đời. Các hồ chứa nước Đồng Quang, hố Cọp, hố Khế dưới chân khu vực khai thác và nhiều giếng quanh vùng đều ngả màu do ô nhiễm từ chất thải, hóa chất dùng trong đãi vàng xả trực tiếp ra môi trường. Gia súc trong vùng mắc bệnh lạ, chết dần mòn theo năm tháng khiến người dân hoang mang, lo lắng...
Theo thống kê, từ năm 2008 đến tháng 6-2011 toàn quốc đã chuyển mục đích sử dụng 11.312ha rừng và đất lâm nghiệp sang khai thác khoáng sản, trong đó không ít trường hợp bị lợi dụng để khai thác lâm sản trái phép. Nhiều địa phương sau khi cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp thì buông xuôi, không kiểm tra, tạo điều kiện cho đối tượng xấu tung hoành.
Quá trình tuyển rửa quặng cũng làm gia tăng hàm lượng bùn đất trong nước, gây bồi lắng sông suối, ảnh hưởng đến các công trình thủy lợi, nguồn nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Năm 2012, người dân thôn Phú Hữu, xã Ân Tường Tây, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định phải bỏ hoang lúa hai vụ vì sợ chất thải độc hại từ bãi vàng Công ty TNHH thương mại Đức Nghĩa xả thẳng xuống ruộng.
Hoạt động liên tục hơn 30 năm qua, suối Damrông chảy qua vùng Định Quán đã biến thành “vùng đất chết” do hoạt động của mỏ bô xít Bảo Lộc. Mỏ này tuyển ra bô xít thương phẩm để đưa về Nhà máy hóa chất Tân Bình (TPHCM) sản xuất hydroxit nhôm dùng làm chất phụ gia trong ngành sành sứ, vật chịu lửa hay sản xuất phèn nhôm lọc nước. Mỗi năm, mỏ khai thác khoảng 260.000 tấn quặng nguyên để cho ra 120.000 tấn quặng tinh.
Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng lớn về quặng bô xít dùng để sản xuất nhôm với trữ lượng khoảng trên 5,4 tỷ tấn nguyên khai, tập trung chủ yếu ở Tây nguyên. Bất chấp sự phản đối của dư luận và các chuyên gia đầu ngành từng cảnh báo về tác hại môi trường, hai dự án Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông) với tổng cộng 13 mỏ bô xít vẫn được đưa vào hoạt động gần ba năm qua. Chưa tính đến thiệt hại môi trường, khi lô hàng alumin đầu tiên rời Nhà máy bô xít Tân Rai về cảng Gò Dầu để xuất ngoại đã khiến cung đường này phải gồng mình “gánh” lượng xe quá tải từ 6 - 19 tấn.
“KHUYẾN MÃI” BỆNH TẬT
Hơn 10 năm qua, từ khi các công ty bắt đầu khai thác cát trên sông Hậu, đầu nguồn xã Tân Thuận Đông (TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) đã khiến người dân địa phương luôn thấp thỏm lo bị “cướp trắng” tài sản. Ông Phạm Thành Được - Chủ tịch UBND xã - cho biết: “Từ ngày nước chảy xiết, phần đất lở sâu vô hơn 50 mét, kéo dài chừng 400 mét, ảnh hưởng đến tài sản của 41 hộ dân trong xã, buộc phải di dời khẩn cấp”.
“20 năm trở lại đây, tôi đã bị nuốt bốn căn nhà và hàng trăm mét vuông đất trồng xoài, chuối mưu sinh. Từ khi có mấy ghe cát đến khai thác ngày đêm, người dân sống ven sông chúng tôi cứ bị nuốt trôi tài sản, đất đai, nhà cửa mỗi năm một ít. Giờ tôi phải ở đậu nhà con cái, tương lai chưa biết lấy gì sinh sống nữa”, ông Huỳnh Hữu Nghĩa (SN 1954, ngụ ấp Đông Thạnh, xã Tân Thuận Đông) nghẹn ngào kể. Theo thống kê, hiện có gần 30 nghìn hộ ở đồng bằng sông Cửu Long nằm trong khu vực có nguy cơ cao bị sạt lở bờ sông mà nguyên nhân chính là do hoạt động khai thác cát của một số tổ chức, cá nhân gây ra.
Xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận được ví như “thủ phủ titan”, nhưng người dân hầu như ai cũng được “khuyến mãi” các chứng bệnh về mắt, đường hô hấp do ảnh hưởng quá trình khai thác loại sa khoáng thô này. “Từ khi các công ty về khai thác, hầu hết giếng nước của chúng tôi đều bị cát đen bay vào. Dù sợ ngộ độc nhưng bà con vẫn phải sử dụng vì không tìm đâu ra nguồn khác thay thế. Riết rồi ai cũng bệnh, không chứng này thì tật kia”, ông Trần L. (57 tuổi, ngụ thôn 4) than thở.
Bà Nguyễn Thị Oanh - Trưởng trạm y tế xã Thuận Quý - ngao ngán: “Trước kia mỗi ngày chỉ có vài ba người đến khám, giờ đây lên đến hàng chục, chủ yếu là các bệnh viêm giác mạc, suy hô hấp, viêm họng...”. Có một điều nghịch lý vẫn tồn tại nơi đây: các công ty khai thác sa khoáng thu lợi bao nhiêu thì người dân phải chịu đựng “bi kịch” từ trên trời rơi xuống bấy nhiêu!
Bên cạnh đó, Nhà nước có khả năng bị thất thu thuế do tình trạng khai thác khoáng sản thô như hiện nay. Đơn cử việc khai thác titan ở Bình Thuận trong ba năm (2010-2012) thì thuế tài nguyên nước (TNN) của các công ty đăng ký khai thác nộp ngân sách chưa đến 113 triệu đồng? Thêm vào đó, năm 2012 chỉ có 5/15 DN kê khai nộp thuế TNN, 10 DN còn lại vẫn im hơi lặng tiếng. Theo tính toán, với sản lượng cấp phép cho 15 DN khai thác trong ba năm qua thì tiền thuế TNN đáng lý phải lên đến gần 10 tỷ. Phải chăng chính sự quản lý dễ dãi đã khiến các DN khai thác khoáng sản lộng quyền?
Dù xét về khía cạnh nào đi nữa thì việc khai thác khoáng sản thô như hiện nay chỉ có “trăm đường thua thiệt”, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người dân mà còn hủy hoại nghiêm trọng môi trường sống, gây thất thu cho Nhà nước. Đã đến lúc cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm việc khai thác khoáng sản thô bừa bãi mới mong giảm thiểu những thiệt hại khôn lường. 
 
 Trung Oanh