Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Canxi hypoclorit - Ca(OCl)2 - TQ-70%-45kg - Hoá chất xử lý nước thải

Canxi hypoclorit  - Ca(OCl)2  - TQ-70%-45kg  - Hoá chất xử lý nước thải
http://www.vietnamchemtech.com.vn/chitietSP.asp?id_pro=1665

Calcium hypochlorite là một hợp chất hóa học với công thức Ca(ClO)2 . Nó được sử dụng rộng rãi để xử lý nước và như là mộttẩy trắng đại lý (bột tẩy trắng). Hóa chất này được coi là tương đối ổn định và có sẵn hơn clo hơn sodium hypochlorite (thuốc tẩy lỏng).

Sử dụng

Calcium hypochlorite được sử dụng để khử trùng nước uống hoặc nước bể bơi. Nó được sử dụng như một chất khử trùng trong bể bơi ngoài trời kết hợp với axit cyanuric ổn định, làm giảm thiệt hại của Chlorine do tia cực tím bức xạ. Hàm lượng canxi cứng nước và có xu hướng clog một số bộ lọc, vì vậy, một số sản phẩm có chứa calcium hypochlorite cũng chứa các chất chống nhân rộng .
Calcium hypochlorite cũng là một thành phần trong bột tẩy trắng, được sử dụng để tẩy trắng bông và vải lanh. Nó cũng được sử dụng trong chất tẩy rửa phòng tắm, phun thuốc khử trùng gia dụng, rêu và tảo tẩy, và trừ cỏ.
Ngoài ra, hypochlorite canxi có thể được sử dụng để sản xuất chất chloroform .
Bột tẩy trắng cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp đường để tẩy trắng nước mía trước khi kết tinh của nó.

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Các chất oxy hóa tăng cường chất lượng nước nuôi trồng thủy sản

Các chất oxy hóa tăng cường chất lượng nước nuôi trồng thủy sảnhttp://www.vietnamchemtech.com.vn/chitietTT.asp?cate_id=4&news_id=899
Các chất oxy hóa được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản có tác dụng khử trùng hoặc để tăng cường chất lượng nước. Hydrogen peroxide (H2O2 – oxy già) và sodium carbonate peroxyhydrate (Na2CO3·1.5H2O2) có thể dùng làm nguồn cung cấp oxy hòa tan trong các trường hợp khẩn cấp khi không thể có được sục khí cơ học. Sodium nitrate (Na2NO3) và calcium peroxide (CaO2) có thể được sử dụng như là các chất oxy hóa bùn lắng. Khi được sử dụng đúng hàm lượng, các hợp chất peroxide an toàn về môi trường, bởi vì chúng tan thành nước, oxy phân tử, ion sodium (Na+) hoặc calcium (Ca2+) và bicarnonate (HCO3-). Sodium nitrate cũng có thể không gây ra các vấn đề môi trường.
Một số chất oxy hóa được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản bao gồm hợp chất chlorine như là calcium hypochlorite [Ca(OCl)2], potassium permanganate (KMnO4), hydrogen peroxide (H2O2) sodium carbonate peroxyhydrate (Na2CO3·1.5H2O2), calcium peroxide (CaO2) và sodium nitrate (Na2NO3).
Hình: Các chất oxy hóa dùng để khử trùng nước và cải thiện các thông số chất lượng nước.
Các hợp chất chlorin này được dùng chủ yếu để khử trùng. Potassium permanganate và hợp chất peroxide được dùng để khử trùng và điều trị nhiễm khuẩn và nấm bên ngoài trên trứng và cá, thường ở các trại ương giống, nhưng đôi khi cũng dùng trong các ao nuôi. Potassium permanganate, hợp chất peroxide và sodium nitrate cũng thỉnh thoảng được dùng để tăng cường chất lượng nước.
Potassium Permanganate
Potassium permanganate đang được quảng bá là một phương pháp oxy hóa chất hữu cơ trong các ao và nhờ đó giảm nhu cầu oxy và tăng hàm lượng oxy hòa tan. Tuy nhiên, nghiên cứu thực hiện tại Đại học Auburn và các trạm nghiên cứu khác nhận thấy rằng xử lý bằng potassium permanganate thường diệt thực vật phù du và có thể trên thực tế dẫn đến hàm lượng oxy hòa tan thấp hơn.
Trong các điều kiện nhất định, potassium permanganate có thể được dùng để khử hydrogen sulfate và sắt (Fe2+) từ các nguồn nước cấp cho các trại ương và từ nước ao. Lượng potassium permanganate cần để khử 1 mg/L hydrogen sulfate hoặc sắt (Fe2+) tương ứng là 6,19 và 0,94 mg/L.
Sục khí thông thường là một cách làm rẻ tiền và hiệu quả hơn nhiều để khử hydrogen sulfate và sắt (Fe2+) từ nước. Nói chung, potassium permanganate không phải là chất nâng cao chất lượng nước hữu dụng.
Sodium Nitrate
Sodium nitrate được dùng làm phân bón để kích thích tảo trong các ao nuôi tôm. Dù đôi khi được cho là để tăng cường hàm lượng oxy hòa tan trong nước thì hợp chất này không giải phóng oxy phân tử. Dĩ nhiên là hợp chất này dùng làm nguồn cung oxy cho vi khuẩn khử nitrat nhằm khử nitrat thành khí nitơ. Khi hàm lượng nitrat có thể đo được vẫn ở trong nước hoặc bùn, thế oxy hóa khử sẽ quá cao cho việc sản sinh ion sắt và hydrogen sulfide bởi vi khuẩn yếm khí.
Sodium nitrate có thể tốt cho chất lượng nước trong các ao, nhưng chất này đắt và các lợi ích kinh tế của việc sử dụng chất này chưa được nghiên cứu kỹ càng. Hợp chất nitrat như potassium, calcium và ammonium nitrate có tính hóa học cũng giống như sodium nitrate, nhưng chỉ sodium nitrate đang được dùng rộng rãi là chất oxy hóa bùn.
Hydrogen Peroxide
Hydrogen peroxide thường được cho vào nước trong các bể dùng để vận chuyển cá con đến các vùng xa ở Ấn Độ và các nước châu Á khác, bởi vì chất này tự động phân hủy trong nước để giải phóng oxy phân tử. Một giọt khoảng 0,5 mL hydrogen peroxide 6% cung cấp khoảng 1,5 mg/L oxy hòa tan trong 1 L nước.
Hydrogen peroxide cũng đôi khi được dùng làm nguồn cấp oxy hòa tan khẩn cấp trong các khu nuôi cá hồi raceway, các ao và các hệ thống nuôi khác.
Sự có mặt của chất hữu cơ trong các khu nuôi dùng làm chất xúc tác để thúc đẩy quá trình phân hủy hydrogen peroxide và giải phóng oxy hòa tan. Sự hòa trộn trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản cũng tạo thuận lợi giải phóng nhanh oxy từ hydrogen peroxide.
Các nghiên cứu ở các bể và ao nuôi cá cho thấy hàm lượng hydrogen peroxide giảm từ 15,0 đến 25,0 mg/L ngay sau khi xử lý từ 0,4 đến 2,0 mg/L sau 24 giờ. Không có nhiều thông tin về độ độc của hydrogen peroxide đối với cá và tôm, nhưng số liệu hiện tại đưa ra giả thuyết hàm lượng trên 5 mg/L trong hơn vài giờ có thể nên cần tránh.
Sodium Carbonate Peroxyhydrate
Sodium carbonate peroxyhydrate (SCP) là hợp chất rắn gồm 2 phần sodium carbonate và ba phần hydrogen peroxide. SCP phân hủy trong nước thành sodium carbonate và hydrogen peroxide.
Hydrogen peroxide từ SCP phân hủy theo cách giống như hydrogen peroxide thường phản ứng để giải phóng oxy phân tử. Sodium carbonate từ SCP phản ứng để tạo thành bicarbonate và tăng tổng độ kiềm. Mức sử dụng 1 mg/L SCP về mặt lý thuyết sẽ giải phóng 0,15 mg/L oxy hòa tan và tăng tổng độ kiềm lên 0,64 mg/L.
Cả hydrogen peroxide và SCP thường được khuyên dùng làm nguồn cung khẩn cấp oxy hòa tan trong các ao nuôi và nuôi cá hồi raceway. Tuy nhiên, liều lượng xử lý đối với các hợp chất này có thể khá cao.
Ví dụ như để cung cấp 1,5 mg/L oxy hòa tan ở ao 1 ha độ sâu 1 m có thể cần 500 L hydrogen peroxide 6%. Dĩ nhiên, liều xử lý có thể giảm xuống bằng cách dùng dung dịch mạnh hơn, nhưng do tính phản ứng cao của nó, có thể nguy hiểm khi dùng ở hầu hết các cơ sở nuôi trồng thủy sản dung dịch hydrogen peroxide mạnh hơn 20 đến 30%.
Chi phí cũng có thể khá lớn. Giả sử giá sỉ khoảng 1,50 Đô là Mỹ/kg hydrogen peroxide tinh khiết thì sẽ tốn chi phí khoảng 47,82 Đô la Mỹ để đáp ứng số lượng cần để cung cấp 1,5 mg/L oxy hòa tan ở một ao mẫu. Chi phí SCP tính theo đơn vị oxy hòa tan sẽ có khả năng nhiều hơn hydrogen peroxide, nhưng việc bảo quản và sử dụng SCP có thể có ít nguy hại về an toàn.
Nước chảy qua các bể nuôi cá hồi raceway thường là nhanh thay đổi 3 vòng/giờ. Các nghiên cứu cho thấy sự giải phóng oxy hòa tan từ hydrogen peroxide trong vòng 1 giờ sau khi sử dụng tương đối ít. Phần lớn hydrogen peroxide có thể bị trôi khỏi hệ thống raceway và một phần khác chảy qua hệ thống trước khi giải phóng hầu hết oxy của nó.
Calcium Peroxide
Calcium peroxide là chất rắn ít nguy hại hơn hydrogen peroxide để bảo quản và sử dụng. Chất này thấy rõ không hòa tan được trong nước nhưng phản ứng trong nước để giải phóng oxy phân tử. Một mg calcium peroxide sẽ giải phóng khoảng 0,22 mg oxy. Vì tính hòa tan chậm, nên chất này sẽ lắng xuống đáy ao, ở đó nó sẽ dần dần giải phóng oxy phân tử.
Ở Nhật, calcium peroxide được đưa xuống đáy các ao nuôi lươn với liều 25 – 100 g/m2 định kỳ hàng tháng để oxy hóa sulfide sản sinh trong bùn yếm khí. Hiệu quả của quá trình này so với việc sử dụng sodium nitrate làm chất oxy hóa bùn đáy thì không so sánh được. Calcium peroxide khác với sodium nitrate là ở chỗ oxy được giải phóng trực tiếp, đúng hơn là được cung cấp cho vi khuẩn ở một dạng hỗn hợp.
Phản ứng của calcium peroxide trong nước cũng sản sinh calcium hydroxide, làm cho pH tăng. Calcium hydroxide phản ứng với carbon dioxide để hình thành bicarbonate hạn chế tăng pH và góp vào tổng độ kiềm.
Ngoài ra, ion calcium cũng làm tăng tổng độ cứng. Mỗi một mg calcium peroxide có khả năng tạo ra khoảng 1,39 mg tổng độ cứng và tổng kiềm. Do đó chất vôi có giá trị trung hòa cao bổ sung làm nguồn cung oxy phân tử.
Tiến sĩ Claude E. Boyd Khoa Thủy sản và liên minh nuôi trồng thủy sản Đại học Auburn – Auburn, Alabama 36849 USA
Theo Advocate – Tạp chí thủy sản nuôi toàn cầu tháng 01-02/2013

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

SỬ DỤNG EDTA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

SỬ DỤNG EDTA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢNhttp://www.vietnamchemtech.com.vn/chitietTT.asp?cate_id=4&news_id=898
EDTA là từ viết tắt của EthyleneDiamineTetraacetic Acid. Đây là một axít hữu cơ mạnh (hơn 1.000 lần so với axít acetic) (EPA, 2004), được tổng hợp vào năm 1935 bởi nhà bác học F. Munz (Oviedo và Rodriguez, 2003). EDTA và các muối của nó thường ở dạng tinh thể màu trắng hoặc bột, không bay hơi và có độ tan cao trong nước. EDTA được tổng hợp từ ethylenediamine (C2H4(NH2)2), formol (HCHO) và gốc cyanide (HCN hoặc NaCN) (Sinax, 2011). Trong cấu trúc của EDTA có 2 nhóm amin (NH2) và 4 gốc carboxyl (COOH). Sản phẩm thương mại đầu tiên được sản xuất vào năm 1948 và bắt đầu sử dụng trong công nghiệp vì đây là một hợp chất giá rẻ,nhu cầu sử dụng toàn cầu hàng năm khoảng 100.000 tấn (Sinax, 2011). Các sản phẩm thương mại thường ở dạng muối như là CaNa2EDTA, Na2EDTA, Na4EDTA, NaFeEDTA,…(EPA, 2004).
EDTA được sử dụng trong sản xuất chất tẩy rữa 33%, xử lý nước 18%, công nghiệp giấy 13% (được sử dụng để phòng những ảnh hưởng của các ion Fe2+, Cu2+, Mg2+ trong quá trình tẩy trắng) và các ngành công nghiệp khác (Oviedo và Rodriguez, 2003). Trong nuôi trồng thủy sản thì được sử dụng để xử lý kim loại nặng và làm giảm độ cứng của nước trong ương tôm, cá giống hoặc nuôi  thịt.  Đặc tính của EDTA là tạo phức với các kim loại ở tỉ lệ 1:1. Khả năng tạo phức với kim loại phụ thuộc vào pH của nước, chẳng hạn như Ca2+ và Mg2+ yêu cầu pH khoảng 10 (Sinax, 2011). Mặt khác, sự tạo phức với các kim loại còn phụ thuộc vào hằng số hình thành phức, hằng số càng cao thì khả năng tạo phức càng cao. Đối với chì (Pb) hằng số K=1018, nhưng đối với Ca2+, K~108. Do đó, theo Sinax (2011) trong môi trường nước, mặc dù có nhiều Ca2+, nhưng Pb2+ sẽ cạnh tranh với Ca2+.
 EDTA di chuyển vào trong đất và tạo phức với các kim loại vết cũng như là các kim loại kiềm thổ (Na+, K+, Ca2+,…), từ đó làm tăng độ hòa tan của kim loại. Đặc biệt là trong đất phèn, EDTA sẽ tạo phức kẹp (chelate) Fe-EDTA từ đó làm giảm quá trình hoạt động của Fe3+. Trong môi trường kiềm, EDTA lại tạo phức chủ yếu với Ca2+ và Mg2+ tạo thành CaMg-EDTA (EPA, 2004) làm giảm độ cứng của nước. Một khía cạnh khác là trong phân tử EDTA có 10% là nitơ, vì vậy khi sử dụng EDTA có thể góp phần cung cấp thêm nitơ cho môi trường kích thích tảo phát triển. Mặt khác, theo Sillanpaa (1997) trong nước Ca3(PO4)2 và FePO4 thường là những dạng không hòa tan làm mất đi lượng lớn PO43- trong nước làm hạn chế sự phát triển của tảo, từ đó làm môi trường khó gây màu nước. Khi sử dụng EDTA sẽ tạo phức với Ca, Fe từ đó phóng thích PO43- vào trong nước ở dạng hòa tan, từ đó kích thích tảo phát triển (Oviedo và Rodriguez, 2003).
  2.    Ảnh hưởng của EDTA đối với môi trường và thủy sinh vật
EDTA tạo phức với kim loại, mức độ ổn đinh của phức sẽ tùy thuộc vào từng kim loại khác nhau. Các muối của EDTA tan trong nước, một số ít sẽ hấp thụ vào lớp bùn đáy ao, không bay hơi và khả năng phân hủy sinh học chậm (EPA, 2003). Sự phân hủy sinh học của EDTA trong môi trường phụ thuộc vào loại đất, nhiệt độ, pH, vật chất hữu cơ và thành phần vi sinh vật (EPA, 2004). Hiện nay, chưa có báo cáo về ảnh hưởng của EDTA lên sức khỏe con người. Tuy nhiên, EDTA được chứng minh là có ảnh hưởng lên sự ức chế sự tổng hợp ADN (Heindorff et al., 1983, trích bởi EPA, 2004) và khi vào cơ thể, EDTA tồn tại trong thận 95%, và 5% còn lại trong túi mật. (EPA, 2004). CaNa2EDTA được cho phép sử dụng trong bảo quản thực phẩm ở các nước Châu Âu và Mỹ ở giới hạn cho phép từ 25-800 ppm (EPA, 2004). WHO qui định về giới hạn hấp thụ tối đa là 2,5 mg/kg. Điều này có nghĩa là đây là giới hạn để theo dõi hàm lượng EDTA trong nước uống.
 EDTA và muối của nó thường không gây độc cho động vật trên cạn (EPA, 2004). Hàm lượng EDTA tìm thấy trong nước mặt tự nhiên ở nồng độ rất thấp (0-1,0 ppm) và không ảnh hưởng cho động vật thủy sinh (EAC, 2012). Tuy nhiên, khi sử dụng nhiều có thể thúc đẩy quá trình phát tán ô nhiễm kim loại. Do đó, Hoa Kỳ khuyến cáo không nên sử dụng EDTA pha chế với chất tẩy rửa, xà phòng (Bedsworth và Sedlak, 2000). Tảo và động vật không xương sống nhạy cảm với EDTA nhiều nhất vì chúng  ảnh hưởng lên sự phân chia tế bào, sắc tố quang hợp chlorophyll-a (Dufkova (1984) (trích bởi Oviedo và Rodriguez (2003)). Tuy nhiên, một điều thú vị là trong môi trường có hàm lượng dinh dưỡng bằng với lượng EDTA thì EDTA không thể hiện tính độc (Oviedo và Rodriguez, 2003). Zhao et al. (2011) cảnh báo các phức với kim loại có tính tự phân hủy sinh học chậm trong nước nhưng lại tan nhanh trong đất, điều này có thể dẫn đến sự tích lũy kim loại và tồn tại lâu trong đất.
 Nghiên cứu của Licop (1988) trên ấu trùng tôm sú Penaeus monodon cho thấy khi bổ sung Na-EDTA ở nồng độ 5,0 và 10 ppm và trong nước ương vào ngày thứ 1, 4 và 7 có tác dụng nâng cao tỉ lệ sống của ấu trùng. Với cường độ sử dụng hàng ngày ở hàm lượng 10 ppm cho tỉ lệ sống tốt nhất.
 LC50 96 giờ của EDTA trên cá là 430 ppm, LC50 48 giờ Daphnia là 100 ppm, EC trên tảo lam là 3 ppm. Nồng độ gây độc mãn tính trên cá là 10 ppm, Daphnia là 23 và tảo là 0,88 ppm (EPA, 2004). Hiện nay các nghiên cứu về LC50 của EDTA trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), tôm sú (P. monodon) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) chưa được nghiên cứu.
 Khi thí nghiệm Cd trên cá Hồi (Salmo gairdnen), Part và Wikmark (1984) cho rằng Cd2+ di chuyển trực tiếp vào trong mang và cao gấp 1.000 lần so với phức Cd-EDTA. Như vậy, EDTA có tác dụng rất tốt khi làm giảm ảnh hưởng của kim loại nặng lên thủy sinh vật.
 Trong xử lý nước thải, nghiên cứu của Mayenkar và Lagvankar (1983) cho thấy EDTA có khả năng loại bỏ Niken (Ni) hơn 60%, đồng (Cu) là 100% và đối với sắt (Fe) khoảng 85%. pH thích hợp dao động từ 7,5-9,5.
 EDTA cũng có tác động lên vi khuẩn gram âm vì có khả năng phá vở màng tế bào thông qua xâm nhập và làm mất nhóm acetyl (COCH3), từ đó làm giảm thiểu lượng Ca và Mg trong tế bào và làm mất chức năng của vách lipopolysarcharide (Oviedo và Rodriguez, 2003).
 3.    Phương pháp sử dụng
EDTA có thể được sử dụng trong xử lý nước cấp trong sản xuất giống thủy sản nước lợ, ương cá giống và trong nuôi thương phẩm tôm, cá . Đối với xử lý nước trong trại giống, liều thường áp dụng từ 5-10 ppm. Trong khi xử lý nước trong nuôi tôm, cá thương phẩm, đối với những ao nuôi trong vùng có độ mặn thấp và đất nhiễm phèn. Khi cấp nước vào ao khoảng 0,8-1 m, nếu độ kiềm thấp, nước có màu vàng nhạt, có thể sử dụng EDTA ở liều 2-5 kg/1.000 m2 để xử lý trước khi bón vôi để nâng độ kiềm trong ao. Tùy theo tình huống cụ thể mà người nuôi có thể tư vấn thêm cán bộ kỹ thuật. Trong quá trình nuôi có thể sử dụng EDTA với liều thấp hơn 0,5-1 ppm. Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm phối chế có chứa thành phần EDTA, người nuôi có thể chọn lựa và sử dụng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Ts HUỲNH TRƯỜNG GIANG, KTS, ĐHCT (Nguồn UV-ViệtNam)

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Hướng dẫn sử dụng các hóa chất khử trùng chứa Clo trong công tác phòng chống dịch

Hướng dẫn sử dụng các hóa chất khử trùng chứa Clo trong công tác phòng chống dịchhttp://www.vietnamchemtech.com.vn/chitietTT.asp?cate_id=4&news_id=897
1. Giới thiệu
          Clo (Cl) là một trong những halogen được sử dụng rộng rãi để khử trùng do có hoạt tính diệt trùng cao nhờ phản ứng ôxy hóa khử. Khi hòa tan trong nước, các hóa chất này sẽ giải phóng ra một lượng clo hoạt tính có tác dụng diệt trùng. Các hóa chất có chứa clo thường sử dụng bao gồm:
    -  Cloramin B hàm lượng 25 – 30% clo hoạt tính
    -  Cloramin T
    -  Canxi hypocloride (Clorua vôi)
    -  Bột Natri dichloroisocianurate
    -  Nước Javen (Natri hypocloride hoặc Kali hyphocloride).
2. Sử dụng các hóa chất chứa clo trong công tác phòng chống dịch
    - Trong công tác phòng chống dịch, các dung dịch pha từ các hóa chất chứa clo với nồng độ 0,5% và 1,25% clo hoạt tính thường được sử dụng tùy theo mục đích và cách thức của việc khử trùng. Việc tính nồng độ dung dịch phải dựa vào clo hoạt tính.
    - Vì các hóa chất khác nhau có hàm lượng clo hoạt tính khác nhau, cho nên phải tính toán đủ khối lượng hóa chất cần thiết để đạt được dung dịch có nồng độ clo hoạt tính muốn sử dụng.
    - Lượng hóa chất chứa clo cần để pha số lít dung dịch với nồng độ clo hoạt tính theo yêu cầu được tính theo công thức sau:
Lượng hóa chất 
(gam)
Nồng độ clo hoạt tính của dung dịch cần pha (%) X số lít
= ______________________________

Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng (%)*
X 1000
* Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng luôn được nhà sản xuất ghi trên nhãn, bao bì hoặc bảng hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
    Ví dụ:   Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột cloramin B 25% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 25) x 1000 = 200 gam.
    Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột canxi hypocloride 70% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 70 ) x 1000 = 72 gam.
    Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột natri dichloroisocianurate 60% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 60)  x 1000 = 84 gam.
Bảng1. Lượng hóa chất chứa clo để pha 10 lít dung dịch với các nồng độ clo hoạt tính 
thường sử dụng trong công tác phòng chống dịch
Tên hóa chất 
(hàm lượng clo hoạt tính)
Lượng hóa chất cần để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính
Ghi chú
0,25%
0,5%
1,25%
2,5%
Cloramin B 25%
100g
200g
500g
1000g

Canxi HypoCloride (70%)
36g
72g
180g
360g
Bột Natri dichloroisocianurate (60%)
42g
84g
210g
420g
                       Cách pha: Hòa tan hoàn toàn lượng hóa chất cần thiết cho vừa đủ 10 lít nước sạch.
          Các dung dịch khử trùng có clo sẽ giảm tác dụng nhanh theo thời gian, cho nên chỉ pha đủ lượng cần sử dụng và phải sử dụng càng sớm càng tốt sau khi pha. Tốt nhất chỉ pha và sử dụng trong ngày, không nên pha sẵn để dự trữ. Dung dịch khử trùng chứa clo đã pha cần bảo quản ở nơi khô, mát, đậy kín, tránh ánh sáng.
          * Khử trùng trong bệnh viện và ổ dịch
          Đây là hướng dẫn việc sử dụng các hợp chất có chứa clo trong khử trùng ổ dịch nói chung. Việc chọn hình thức khử trùng nào trong các hướng dẫn dưới đây phải tùy thuộc vào từng loại dịch bệnh và theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế về việc xử lý ổ dịch của từng loại dịch bệnh đó.
    ·  Khử trùng tay ở khu vực điều trị cách ly bệnh nhân: Tại điểm ra, vào khu vực cách ly và cửa ra vào mỗi buồng bệnh, nếu không có các dung dịch diệt trùng nhanh (cồn, lọ dung dịch khử trùng tay) hoặc nước và xà phòng để rửa tay thì phải có chậu đựng dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính để ngâm rửa tay (ngâm tay 1 phút, sau đó tráng bằng nước sạch).  
    ·  Khử trùng bề mặt, vật dụng: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính để lau nền nhà, bề mặt đồ vật, vật dụng v.v. 
    ·  Thảm chùi chân và giầy dép: Tẩm đẫm thảm chùi chân và giày dép bằng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính, đặt trong 1 khay kim loại giữ nước và để trước điểm ra vào khu vực cách ly và hướng dẫn tất cả cán bộ y tế, người nhà bệnh nhân, bệnh nhân, khách đến thăm phải chùi chân, giầy dép bằng dẫm chân lên thảm tẩm dung dịch này mỗi lần ra vào khu vực cách ly nhằm hạn chế tối đa lây lan mầm bệnh ra bên ngoài.
    ·  Khử trùng bô, chậu ô nhiễm mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Ngâm bô, chậu ô nhiễm vào dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong ít nhất 30 phút trước khi đem rửa bằng nước sạch.
    ·  Khử trùng các dụng cụ của bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Ngâm các dụng cụ, quần áo đã sử dụng của bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vào dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong 1 – 2 giờ trước khi đem giặt rửa bằng nước sạch.
    ·  Khử trùng buồng bệnh điều trị bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính để lau nền buồng bệnh, bề mặt đồ vật, vật dụng trong phòng bệnh.
    ·  Khoa phòng điều trị bệnh nhân sau khi tất cả các bệnh nhân ra viện (khử trùng lần cuối): Phải tổng vệ sinh khử trùng nền nhà, tường nhà nơi bệnh nhân điều trị bằng cách phun dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính (liều lượng phun 0,3 - 0,5 lít/m2), sau đó mới được sử dụng trở lại cho tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân khác.
    ·  Xử lý môi trường ô nhiễm khu vực nhà bệnh nhân, khu vực nhà tiêu, cống rãnh, chuồng trại, đường xá, lối đi… tại khu vực ổ dịch: Phun dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính tại những nơi này với liều lượng 0,3 - 0,5 lít/m2.
    ·  Xử lý phân và chất thải của bệnh nhân: Phân và chất thải của bệnh nhân có mang mầm bệnh được khử trùng bằng dung dịch nồng độ 1,25 - 2,5% clo hoạt tính với tỷ lệ 1:1 (ví dụ, 1 lít phân cần xử lý bằng 1 lít dung dịch nồng độ 1,25% clo hoạt tính) trong thời gian ít nhất 30 phút, sau đó đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh hoặc chôn sâu xuống đất cách xa nguồn nước và nhà ở.
    ·  Khử trùng phương tiện chuyên chở bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính phun khử trùng phương tiện với liều lượng 0,3 - 0,5 lít/m2, để trong 1 giờ sau đó rửa kỹ lại bằng nước sạch.